Lam Sơn thực lục chép: “Ngày 14/4, nhà vua lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận thiên. Bèn sai Nguyễn Trãi làm bài Bình Ngô đại cáo”. Theo đó, Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Lê Lợi tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh và khẳng định sự độc lập của Đại Việt.
Trong bài cáo, Nguyễn Trãi nhắc đến vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn. Bài cáo cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao nghĩa quân Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh. Đó là chính sách dựa vào nhân dân.
Bài cáo được mở đầu như sau: “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo/ Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác/ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương/ Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có…”.
Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học với chức năng hành chính quan trọng đối với lịch sử dân tộc và là tác phẩm có chất lượng văn học tốt. Đến này, tác phẩm này không những được coi là bản “Thiên cổ hùng văn” mà còn được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài Nam Quốc sơn hà thời Lý.
Câu 5: Ngoài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi để lại rất nhiều tác phẩm văn học khác. Các tác phẩm này được viết bằng loại chữ nào?