Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư (Đại Việt sử ký toàn thư được chia làm hai phần là Ngoại kỷ toàn thư và Bản kỷ toàn thư), Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên (tác giả bộ Đại Việt sử ký tục biên) là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa".
Tiếp đó, Ngô Sĩ Liên nói rõ, ông đã hiệu chỉnh, biên soạn lại hai bộ sách của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Điều này cho thấy khó có thể phân định được chính xác đâu là nguyên văn Đại Việt sử ký trong bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
Tuy nhiên, Đại Việt sử ký toàn thư vẫn có 29 đoạn ghi rõ "Lê Văn Hưu viết". Qua những trích đoạn đó, có thể thấy được phần nào khuynh hướng cũng như sắc thái ngọn bút chép sử của ông. Đoạn nhận định về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cho thấy sự trân trọng của ông đối với công lao đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Đoạn ông ca tụng Ngô Quyền cũng thấm đượm lòng tự hào trước thắng lợi huy hoàng của dân tộc.
Ngoài ra, một số đoạn Lê Văn Hưu nghiêm khắc phê phán những hành vi bạo ngược, trái đạo lý của vua chúa trong Đại Việt sử ký cũng được Ngô Sĩ Liên ghi lại.
Câu 4: Năm 1322, Lê Văn Hưu mất, ông được an táng tại đâu?