Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà thơ, nhà giáo quê Hải Dương, sinh tại Hà Nội. Bài thơ Ông đồ sáng tác năm 1936 của Vũ Đình Liên được giới phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay".
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành di tích của một thời tàn, Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây. Nhà thơ đã tái hiện hình ảnh ông đồ với vẻ đáng thương khiến người đọc cảm thương, xót xa.
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh gọi Ông đồ là kiệt tác. "Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời văn tàn".
Theo Hoài Thanh, theo nghề văn mà làm được một bài thơ như vậy là cũng đủ, đủ để lưu danh, đủ với người đời.
Câu 5: Những câu thơ sau là sáng tác của ai?
Đã thấy xuân về với gió đông.
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.