Alfred Nobel thành thạo tiếng Thuỵ Điển, Nga, Pháp, Anh và Đức. Sở thích chính của cậu là thơ, văn học Anh, vật lý và hóa học. Cha ông lại chỉ mong con trai trở thành kỹ sư để nối nghiệp kinh doanh.
Để mở rộng tầm hiểu biết của con, Immanuel Nobel gửi Alfred ra nước ngoài học thêm lĩnh vực hóa học. Tại Paris, khoảng năm 17 tuổi, Nobel gặp gỡ với nhà hóa học trẻ người Italy, Ascanio Sobrero, người ba năm trước đó đã phát minh ra nitroglycerine, một chất lỏng dễ nổ. Rất quan tâm đến nitroglycerine và phương pháp ứng dụng nó vào công trình xây dựng, Nobel đồng thời cũng nhận ra phải giải quyết vấn đề an toàn và tìm ra cách kiểm soát hiệu quả quá trình nổ của nó.
Năm 1852, vì công việc kinh doanh của gia đình phất lên nhanh do bán hàng cho quân đội Nga, Nobel được triệu về nhà. Cùng với cha, ông tiến hành các thí nghiệm để phát triển nitroglycerine thành chất nổ có ích trong kỹ thuật và thương mại.
Chiến tranh ở Nga (1853-1856) kết thúc và tình hình biến đổi, Immanuel Nobel một lần nữa có nguy cơ phá sản. Cùng với hai con trai là Alfred và Emil, ông trở về Stockholm. Hai người con trai khác là Robert và Ludvig ở lại St.Peterburg. Họ đã xoay xở để cứu lấy doanh nghiệp của gia đình, sau đó tiếp tục phát triển hãng dầu mỏ tại vùng phía của bắc đế chế Nga. Thành công trong lĩnh vực này đã đưa họ trở thành những người giàu có nhất thời kỳ đó.
Về Thuỵ Điển năm 1863, Alfred Nobel tập trung phát triển chất nổ nitroglycerine. Một vài tai nạn xảy ra, trong đó có vụ nổ năm 1864 giết chết người anh trai Emil và một vài người khác, khiến các quan chức thành phố Stockholm cho rằng chế tạo chất này quá nguy hiểm. Các thí nghiệm về nitroglycerine bị cấm và Alfred phải đưa phòng thí nghiệm xuống một chiếc xuồng trên hồ Malaren.
Câu 3: Để nitroglycerin trở nên an toàn hơn, Nobel đã trộn với silic dioxide, đúng hay sai?