Theo BBC, năm 1802, công cuộc tìm kiếm đỉnh núi cao nhất thế giới được khởi xướng tại Madras, Ấn Độ bởi William Lambton, một sĩ quan quân đội Anh. Hàng nghìn người tại đây tham gia và cuộc tìm kiếm này được đặt tên là Great Trigonometrical Survey (GTS) vào năm 1819.
Quy mô của nó trải dài tới 2.575 km. Vô số người phải bỏ mạng trong quá trình thực hiện, lý do chính là bị hổ tấn công và nhiễm bệnh sốt rét.
Năm 1852, khi Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, Radhanath Sickdhar - chàng trai trẻ làm việc cho một văn phòng phía bắc thị trấn Dehra - sốt sắng báo cáo cấp trên mình đã tìm ra điểm cao nhất thế giới.
![Radhanath Sickdhar, người nổi tiếng với việc tính ra chiều cao đỉnh Everest. Ảnh: Wikipedia](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2019/03/09/everest-2-1673-1552123146.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5Mg3m_mrWXvA0saP6D-SmA)
Radhanath Sickdhar, người nổi tiếng với việc tính ra chiều cao đỉnh Everest. Ảnh: Wikipedia
Sau 4 năm ròng rã phân tích dữ liệu toán học, Radhanath Sickdhar tính toán thành công độ cao của Peak XV (tên gọi trước đây của đỉnh Everest) lúc bấy giờ là 8.840 m. Đến nay, Everest đã cao thêm khá nhiều kể từ khi Sickdhar đưa ra những kết quả tính toán của mình.
Là người có công vô cùng lớn đối với ngành trắc địa học thế giới nhưng ông lại không được nhiều người biết đến ở thời điểm đó. Sau này, đỉnh được đặt theo tên của George Everest, nhà trắc địa học người Wales.
Câu 3: Everest có người chinh phục thành công đầu tiên vào năm nào?