Lương Như Hộc (1420-1501) là vị quan, danh sĩ thời hậu Lê - người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc.
Ông có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (tỉnh Hải Dương ngày nay) khiến nghề in trở nên phát triển. Ông được tôn xưng là "ông tổ" nghề khắc ván in.
Ngoài ra, trung tâm TP HCM hiện có nhiều con đường bị sai tên, như Trương Quốc Dung (quận Phú Nhuận), Tôn Thất Đạm, Trần Khắc Chân (quận 1)... Tên thật phải là Trương Quốc Dụng, Tôn Thất Đàm và Trần Khát Chân.
Trương Quốc Dụng (1797-1864) quê ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là nhà văn, nhà sử học, nhà thiên văn nổi tiếng, có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Tôn Thất Đàm (1864-1888) quê ở xã Xuân Long, thành phố Huế. Ông là con của Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và anh của Tôn Thất Thiệp. Theo gia phả của gia đình cụ Tôn Thất Thuyết thì hai con trai ông là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Tiệp chứ không phải là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp.
Trần Khát Chân (1370-1399) là danh tướng nhà Trần, cha là Trần Vi Nhân làm nghề thầy thuốc, mẹ là Đặng Thị Thục. Quê ông ở Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh, nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.