Cách chợ Bến Thành khoảng 200 m, tòa nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM (97 Phó Đức Chính, quận 1) rộng hơn 4.000 m2 mang nét cổ kính. Căn nhà đồ sộ với kiến trúc cầu kỳ giống dinh thự của vua chúa vốn thuộc về gia đình ông Hứa Bổn Hòa (dân gian hay gọi là Chú Hỏa), một trong tứ đại gia Sài Gòn cuối thế kỷ 19.

Một phần dinh thự trong khuôn viên 4.000 m2 của Chú Hỏa nay là Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Ảnh: Duy Trần.
Điểm đặc biệt là toàn bộ dinh thự có 99 cánh cửa lớn nhỏ, mỗi cửa mang phong cách kiến trúc riêng. Dinh thự cũng là nơi đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy, điều cực kỳ xa xỉ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20.
Ông Hứa Bổn Hòa (1845-1901) có tên tiếng Pháp là Jean Baptist Hua Bon Hoa, người gốc Minh Hương, tổ tiên sang định cư ở Nam Bộ từ thế kỷ 17. Nhiều giai thoại kể lại rằng từ nghề ve chai, Chú Hỏa nhờ tài làm kinh tế đã tạo dựng cơ nghiệp với khối tài sản khổng lồ.
Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển viết trong cuốn Sài Gòn năm xưa, Hứa Bổn Hòa giàu có nhưng không lấn át người khác, không nâng giá, bắt chẹt người mua, thuê nhà của mình. Gia đình có nhiều con cháu nhưng luôn hòa thuận, cùng làm việc sau đó chia lợi tức nên tài sản không sứt mẻ mà ngày càng đồ sộ.
Sau năm 1975, gia đình ông Hứa Bổn Hòa chuyển sang nước ngoài định cư, căn nhà được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Năm 1992, bảo tàng đi vào hoạt động và là nơi trưng bày của hơn 20.000 cổ vật các thời kỳ.
Câu 5: Đây là hiện vật ở bảo tàng nào?
