Theo Cổng thông tin Bảo tàng Lịch sử TP HCM, tuy người thiết kế là kiến trúc sư người Pháp, Bảo tàng Nam Kỳ mang đậm dấu ấn nghệ thuật kiến trúc Á Đông. Tòa nhà chính hình bát giác, gợi nhắc quan niệm về bát quái của Kinh dịch. Mái gồm ba tầng, lợp mái đỏ, với những tay đỡ bằng bê tông cốt thép nâng phần nhô ra ngoài.
Ngay từ đầu, bảo tàng đã có gần 2.900 cổ vật, chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé, mua lại với giá 45.000 đồng. Viện Viễn Đông Bác Cổ chịu trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn. Chỉ năm đầu tiên, bảo tàng đã đón hơn 140 nghìn lượt người đến tham quan.

Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Ảnh: baotanglichsutphcm.com.vn.
Sau Hiệp định Genève 1954, bảo tàng được đổi tên thành Viện Bảo tàng quốc gia. Một tòa nhà hình chữ U được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng nối vào kiến trúc cũ, đã tăng đáng kể diện tích của bảo tàng.
Các hoa văn trang trí được sử dụng tại kiến trúc bảo tàng được làm bằng nhiều chất liệu (gỗ, sắt, xi măng) nhưng đều là các hoa văn phổ biến và tương đồng với nhiều công trình kiến trúc cổ đương thời.
Sau ngày thống nhất, bảo tàng được nâng cấp lên một bước nữa về chất lượng khoa học. Từ tháng 8/1979, bảo tàng chính thức mang tên Bảo tàng Lịch sử TP HCM, nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 40.000 hiện vật với nhiều sưu tập quý giá có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc; chất liệu, loại hình đa dạng.
Câu 3: Tòa nhà Bảo tàng TP HCM hiện có tuổi đời gần 130 năm, được sử dụng với nhiều mục đích. Ban đầu, tòa nhà này là bảo tàng trưng bày hiện vật gì?