Ethiopia (Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia) nằm ở phía đông châu Phi, giáp Eritrea, Djibouti, Somalia, Sudan, Nam Sudan và Kenya. Ethiopia rộng hơn 1,1 triệu km vuông với dân số tính đến năm 2018 là gần 110.000 triệu.
Trong khi hầu hết quốc gia sử dụng lịch Gregorius (Tây lịch, Công lịch), gồm 365 ngày trong một năm bình thường và 366 ngày trong năm nhuận, Ethiopia lại sử dụng lịch Coptic với 13 tháng một năm. Trong đó, 12 tháng đầu tiên có 30 ngày, tháng thứ 13 có 5 ngày (hoặc 6 ngày đối với năm nhuận).
Ngoài hai lịch trên, nhiều quốc gia và vùng văn hóa còn dùng 5 loại lịch khác: Âm lịch, lịch Do Thái, Balinese Pawukon, lịch Hồi giáo và lịch Iran (Ba Tư).
Một điểm khác biệt nữa là Ethiopia chào đón năm mới vào ngày 11/9. Trang Culture Trip thông tin, "năm mới" trong tiếng bản địa được gọi là Enkutatash, còn có nghĩa "món quà trang sức". Truyền thuyết kể rằng khoảng 3.000 năm trước, vua Solomon của Jerusalem đã tặng trang sức cho nữ hoàng xứ Sheba trong chuyến thăm của bà đến đất nước này. Nữ hoàng mang món quà trở về Ethiopia đúng dịp mừng năm mới vào tháng 9, do đó cái tên Enkutatash gắn liền với dịp lễ quan trọng này.
Mỗi năm, vào tháng 9, số giờ ban ngày và giờ ban đêm ở mọi nơi trên thế giới bằng nhau. Đó là lý do người Ethiopia chọn tháng này để bắt đầu năm mới. Lý do thứ hai bắt nguồn từ Kinh thánh, trong đó nói rằng Thiên đàng và Trái Đất được tạo ra vào tháng 9. Bên cạnh đó, tháng 9 được cho là thời điểm lý tưởng trong năm khi hoa nở rực rỡ, thời tiết nắng ấm và dễ chịu.
Ngoài cách tính ngày tháng độc đáo, Ethiopia còn là quốc gia duy nhất sử dụng hệ thống thời gian mà đồng hồ 12 giờ được tính từ bình minh đến hoàng hôn và từ hoàng hôn đến bình minh. Điều đó có nghĩa 0h ở Ethiopia tương ứng 6h sáng ở các nước khác. Giữa ngày không phải là 12h trưa mà là 6h chiều.
Câu 2: Thủ đô Ethiopia có gì đặc biệt?
a. Là thủ đô thấp nhất châu Phi