Làng Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) nằm ở tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km về phía đông nam. Đây là làng nghề gốm nổi tiếng không gắn với sản xuất nông nghiệp nên không có ruộng cấy lúa trong địa phận làng.
![Một sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh: Ngọc Thành](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2019/12/19/lang-gom-Bat-Trang-png-6590-1576729451.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sINE07rgJPgqUKKKU5Wtow)
Một sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh: Ngọc Thành
Thời xưa, Bát Tràng là điểm nối của con đường Thiên lý từ nội đô Thăng Long qua sông Hồng ở bến sông của làng. Từ đây, có hai con đường Thiên lý khác đi các địa phương, một đường phía đông đi xuống Hải Dương và một đường đi đông bắc đến Bắc Ninh.
Sông Hồng chảy qua Bát Tràng chừng 1,5 km, có hai bến chính là bến Ba Đậu (hay bến Đầu Cống) và bến Chùa thông nối với tám bến đò ngang và hai bến đò dọc của sông trên địa phận hai huyện Gia Lâm và Văn Giang, tạo ra sự giao thương tấp nập, đặc biệt là chuyên chở nguyên nhiên liệu làm gốm, hàng hoá, chuyển sản phẩm gốm cùng cau khô, nước mắm đi tiêu thụ ở các địa phương khác, giữa các làng trong vùng với nhau và với kinh đô Thăng Long. Có thể nói, không có sông Hồng, người Bát Tràng không thể tổ chức làm nghề gốm cùng các nghề buôn nước mắm, cau khô.
Với riêng nghề làm gốm, người Bát Tràng vừa là chủ lò, vừa làm chủ về kỹ thuật. Để tạo ra các sản phẩm gốm, sứ, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn như chọn nguyên - nhiên liệu, sơ chế, tạo dáng, trang trí, nung sản phẩm. Mọi công đoạn đều đòi hỏi nhiều nhân lực, có tính kỹ - mỹ thuật cao.
Phát huy lợi thế về mặt địa lý, sản phẩm của làng nghề sản xuất ra nhanh chóng được các thương lái đến thu mua, hoặc theo các gánh hàng đến các chợ nhỏ lẻ trong vùng, đến chợ các tỉnh đồng bằng, miền núi, có khi vào cả vùng Thanh - Nghệ -Tĩnh. Vào thời kỳ hưng thịnh (thế kỷ XVII), gốm Bát Tràng còn được xuất sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.
Tại đình làng còn đôi câu đối ca ngợi nghề gốm Bạch Bát chân truyền nê tác bảo/Hồng lô đào chú thổ thành kim, nghĩa là Từ Bạch Bát, nhờ nghề, bùn thành vật quý/Lò rực hồng hun mặn, đất hoá nên vàng.
Đầu năm 2016, Bát Tràng là một trong 13 làng nghề được UBND Hà Nội lựa chọn là có thể phát triển du lịch. Ngày nay, đây là địa điểm du lịch thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế. Du khách có thể trải nghiệm nặn đất sét, làm đồ gốm khi tới thăm ngôi làng.
Câu 3: Làng cổ nào ở Hà Nội gắn liền với nghề làm nón?