Theo Brut Nature, hồ Baikal nằm ở phía nam vùng Siberia thuộc Nga chứa tới 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng trên Trái Đất. Hồ được bao quanh bởi nhiều dãy núi. Mặt hồ thường đóng băng khoảng 5-6 tháng mỗi năm.

Một góc hồ Baikal. Ảnh: Best-of-Rusia
Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Ước tính, nếu chặn đứng tất cả nguồn cung nước từ 336 con sông đổ vào phải mất 400 năm hồ mới cạn hoàn toàn.
Baikal còn là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu tới 1.642 m và lâu đời nhất thế giới khi được cho là đã hình thành từ 25 triệu năm trước.
Bên cạnh đó, hồ Baikal cũng là một trong những hồ nước sạch nhất trên Trái Đất. Nước hồ trong đến mức có thể quan sát tới độ sâu 40 m bằng mắt thường.
Hồ là môi trường sống của rất nhiều loài động, thực vật, trong đó có loài đặc hữu mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác, như cá sáp dầu hồ Baikal (Comephorus) hay hải cẩu Siberia. Năm 1996, hồ được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Câu 3: Hồ nước ngọt nào có diện tích lớn nhất thế giới?