Sông Đồng Nai dài 586 km (364 dặm), lưu vực rộng 38.600 km2. Các phụ lưu chính sông Đồng Nai gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoai và sông Vàm Cỏ.

Sông Đồng Nai đoạn chảy qua cù lao phố thành phố Biên Hòa (Đồng Nai). Ảnh: Báo Đồng Nai.
Theo Sông ngòi Việt Nam (NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1983), sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi phía bắc thuộc cao nguyên LangBiang ở độ cao 1.770 m. Hướng chảy chính của nó là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam.
Sau khi hợp hai nhánh Đa Nhim và Đa Dung, sông Đồng Nai vòng bao lưu vực sông La Ngà, chảy qua nhiều thác ghềnh, thác cuối cùng nổi tiếng là Trị An, cách Biên Hòa 30 km. Qua Trị An, sông Đồng Nai chảy vào đồng bằng.
Ở thượng lưu thác Trị An, sông Đồng Nai có nhánh lớn La Ngà gia nhập, với diện tích lưu vực 4.100 km2. Ở hạ lưu thác Trị An, lại nhận thêm nhánh sông Bé với diện tích lưu vực 8.200 km2.
Về phía tây lưu vực có sông Sài Gòn bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản chảy song song với sông Bé và đổ vào sông Đồng Nai. Từ thượng nguồn đến hợp lưu với sông Sài Gòn, dòng sông chính dài khoảng 530 km.
Đoạn sông Đồng Nai từ đó đến chỗ gặp sông Vàm Cỏ có tên là sông Nhà Bè. Đoạn này dài khoảng 34 km. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ chảy trong đồng bằng thấp nên thủy triều ảnh hưởng lên đến tận nguồn.
Hệ thống phân lưu ở cửa sông Đồng Nai rất phức tạp giữa vùng cửa Soài Rạp và mũi Ô Cấp hai bên bán đảo Cần Giờ, với những diện tích rộng lớn chằng chịt rừng tràm, rừng đước.
Câu 2: Ngoài tỉnh Đồng Nai, lưu vực sông Đồng Nai nằm trên các tỉnh thành nào?
a. Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước
b. Bình Phước, Bình Dương, TP HCM