Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trong cuốn Tạp ghi Việt - Sử - Địa cho rằng, Võ tiên sinh không làm quan cả Tây Sơn lẫn chúa Nguyễn, sống ẩn dật với chính quyền nhưng không ẩn dật với xã hội. Võ Trường Toản mở trường dạy học hàng trăm học sinh ở làng Hòa Hưng (Gia Định), khuôn viên nay là đình Chí Hòa trong con hẻm đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, TP HCM.

Đình Chí Hoà, nơi Võ Trường Toản từng dạy học. Ảnh: Wikipedia.
Phan Thanh Giản - danh sĩ triều Nguyễn viết về Võ Trường Toản: "Chỉ biết sở học của tiên sinh đã tới bậc dày dặn, đầy đủ, chất thật và có thuật nghiệp thâm uyên, thông đạt. Ở ẩn mở trường dạy học, thường học trò đến mấy trăm người".
Là nhà nho, nhưng ông không rơi vào lối dạy máy móc, giáo điều mà chủ trương lấy "nghĩa lý để giáo hóa". Khi giảng sách Đại học, một sách trong Tứ thư, ông nói rõ: "Sách Đại học một nghìn bảy trăm chữ, tán ra gồm vô số sự vật, tóm lại còn 200 chữ, tóm nữa thì còn một chữ, tóm lại nữa một chữ cũng không".
Đại ý, thầy căn dặn học trò cần thấu triệt nội dung cuốn sách chứ không nên học vẹt từng câu, từng chữ, cách dạy ấy thường gọi là "Tri ngôn dưỡng khí". Tri ngôn là hiểu lời, còn dưỡng khí là nuôi dưỡng khí phách, muốn có được khí phách phải tập nghĩa, tức là làm việc nghĩa, cống hiến hết mình cho nghĩa lớn.
Theo lời học trò, Võ Trường Toản giảng dạy chủ yếu về tri ngôn, dưỡng khí vì ông đã thấu đáo tâm lý của con người Gia Định trung dũng, khí tiết. Ông cũng thấy rõ ở Gia Định có các loại người tham tài, giả nhân, giả nghĩa, bóc lột người lao động, loại người bất chính, "anh chị" côn đồ.
Trên cơ sở nhân nghĩa truyền thống Việt Nam, ông đào tạo học trò vừa có dũng, vừa có trí.
Câu 3: Gia Định tam bảo là ba người nổi tiếng ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, đều là học trò Võ Trường Toản. Ba ông là những ai?
a. Trịnh Hoài Đức, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Đình Chiểu