![]() |
Tôi không yên tâm với dự luật giáo dục lần này Ảnh: Anh Tuấn |
- Dự thảo luật Giáo dục trao Bộ trưởng Bộ Giáo dục quy định tới 38 vấn đề. Ông thấy sao?
- Tôi nghĩ rằng, còn quá sớm để đưa ra một dự thảo luật trình QH sửa đổi với đầy những lỗ trống như thế này. Một dự thảo mà có tới 38 chỗ giao cho Bộ trưởng Bộ giáo dục quy định. Tôi không thấy yên tâm. Không thể để quá nhiều điều do Bộ trưởng Giáo dục quy định hoặc làm theo quy định của Bộ trưởng Giáo dục như vậy.
- Có ý kiến cho rằng, một dự thảo như vậy nếu thông qua sẽ là bước lùi của nền giáo dục nước nhà. Ông có thể chia sẻ những lo ngại này?
- Bản thân tôi cũng nghe thấy nhiều cử tri nói như vậy. Mà các cử tri đó đều là những người "nặng ký" như giám đốc, phó giám đốc sở; nhà giáo... Ngay tối hôm qua, giáo sư Phạm Phụ cũng có nói với tôi, làm thế nào để QH chưa thông qua bản dự thảo này. Tuy nhiên, những ý kiến phát biểu sáng nay chưa thấy ai đề cập đến vấn đề đó. Nhiều ý kiến chỉ mới thấy cây mà chưa thấy rừng.
- Nhưng nếu Quốc hội chưa thông qua lần này thì các vấn đề bức xúc đang tồn tại do quy định của Luật hiện hành không phù hợp sẽ xử lý thế nào, thưa ông?
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa: Vấn đề giáo dục là vấn đề lớn của toàn xã hội. Nhưng chương trình xây dựng pháp luật đã được thông qua trong đó có Luật giáo dục sửa đổi. Nên nếu thấy còn vấn đề chưa ổn thì các đại biểu cứ đặt ra để QH cùng bàn thảo để hoàn chỉnh, chứ đề nghị không nên thông qua lần này là nói khó. Có vấn đề khác nữa là hiện cơ quan soạn thảo vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định của luật trong việc trình các văn bản hướng dẫn kèm theo. Khả năng thực thi của luật này sẽ bị hạn chế nếu các cơ quan liên quan chậm hoặc thiếu những văn bản hướng dẫn thi hành. Tôi nghĩ rằng, trong những ngày tới, các ĐBQH sẽ đòi hỏi Chính phủ phải thực hiện đúng các quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. |
- Với những vấn đề bức xúc như tốt nghiệp phổ thông nếu có sự đồng thuận cao của QH thì chúng ta ra nghị quyết hoặc có thể đưa ra dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục chứ không nên sửa toàn diện trong khi còn có quá nhiều điều chưa được thống nhất như hiện nay. Tôi lấy ví dụ như vấn đề giáo dục kỹ thuật, hiện còn thể hiện rất mỏng trong dự thảo lần này. Trong khi đó, dự luật lại đưa ra vấn đề thay đổi tên gọi của các cấp hiện nay thành cấp 2 cấp 3 như trước đây. Theo tôi đó không phải là vấn đề thực chất. Có rất nhiều ngộ nhận, nhưng những lý giải đưa ra lại chưa sâu sắc, thuyết phục.
- Theo ông, với những bức xúc của ngành giáo dục đang tồn tại, thì còn có thể làm gì khác ngoài phương cách sửa luật như hiện nay?
- Như tôi đã nói, những vấn đề có sự đồng thuận cao thì có thể ra nghị quyết hoặc sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục hiện hành. Còn toàn bộ hệ thống giáo dục thì nên chờ việc thực hiện Nghị quyết của QH tại kỳ họp thứ 6 để khắc phục những tồn tại mà dư luận xã hội đang rất bức xúc. Sau đó tổng kết, tiến tới xây dựng một luật sửa đổi toàn diện hơn.
Tại kỳ họp thứ 10 khi thông qua luật giáo dục hiện hành, tôi đã nêu ý kiến, giáo dục nên có 3 luật: Luật Đại học, Luật Giáo dục phổ thông và Luật Giáo dục kỹ thuật - dạy nghề. Nhưng khi đó có ý kiến cho rằng, phải tạm bằng lòng với luật khung và sau đó quy định cụ thể bằng các nghị định. Nhưng sau 6 năm kể từ khi ban hành Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục mới tham mưu để ban hành 7/15 nghị định. Phải chăng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những yếu kém của ngành giáo dục hiện nay?
Với những thực tế đó, một lần nữa tôi muốn lưu ý, nếu dự luật lần này để tới 38 vấn đề giao cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục quy định thì tình hình còn rắc rối nữa.
- Theo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khi trình dự án luật, cơ quan soạn thảo phải trình kèm theo cả dự thảo hướng dẫn. Vậy cơ quan soạn thảo Luật Giáo dục lần này tránh vết xe đổ của lần trước như thế nào?
- Quy định thì như vậy, nhưng hiện Bộ Giáo dục còn nợ 8 văn bản mà đáng lẽ phải ban hành từ năm 1999. Còn dự luật sửa đổi lần này tôi cũng không thấy kèm theo văn bản hướng dẫn nào.
Phạm Hiếu ghi