20h30 thánh lễ bắt đầu diễn ra nhưng từ trước đó một tiếng, giáo dân đã có mặt, mong được chúa Giêsu ban phước lành. Vương cung thánh đường hơn trăm tuổi trùng tu từ năm 2017 đến nay nhưng các nghi lễ vẫn diễn ra bình thường.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nằm ở quảng trường Công xã Paris, quận 1, xây năm 1877, hoàn thành sau ba năm và được Tòa thánh Vatican phong hàng tiểu Vương cung Thánh đường từ năm 1959 (tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội). Mỗi dịp Noel, nơi đây được trang hoàng lộng lẫy, thu hút nhiều người đến tham quan, dự thánh lễ.
20h30 thánh lễ bắt đầu diễn ra nhưng từ trước đó một tiếng, giáo dân đã có mặt, mong được chúa Giêsu ban phước lành. Vương cung thánh đường hơn trăm tuổi trùng tu từ năm 2017 đến nay nhưng các nghi lễ vẫn diễn ra bình thường.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nằm ở quảng trường Công xã Paris, quận 1, xây năm 1877, hoàn thành sau ba năm và được Tòa thánh Vatican phong hàng tiểu Vương cung Thánh đường từ năm 1959 (tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội). Mỗi dịp Noel, nơi đây được trang hoàng lộng lẫy, thu hút nhiều người đến tham quan, dự thánh lễ.
Trước khi đại lễ bắt đầu, thánh đường trang nghiêm với phần canh thức, diễn ra khoảng nửa tiếng. Đây là thời gian để các tín hữu cùng nhau cầu nguyện, suy ngẫm và chờ đợi Chúa giáng trần.
Trên cung thánh, thông qua các bài Thánh kinh và diễn nguyện, cộng đoàn cùng hồi tưởng về lịch sử cứu độ và giáng thế của Chúa Giêsu. Những bài thánh ca từ đội ca đoàn vang vọng trong đêm.
Trước khi đại lễ bắt đầu, thánh đường trang nghiêm với phần canh thức, diễn ra khoảng nửa tiếng. Đây là thời gian để các tín hữu cùng nhau cầu nguyện, suy ngẫm và chờ đợi Chúa giáng trần.
Trên cung thánh, thông qua các bài Thánh kinh và diễn nguyện, cộng đoàn cùng hồi tưởng về lịch sử cứu độ và giáng thế của Chúa Giêsu. Những bài thánh ca từ đội ca đoàn vang vọng trong đêm.
21h, thánh lễ đồng tế trọng thể mừng Chúa Giáng sinh bắt đầu. Linh mục Ignatio Hồ Văn Xuân cung kính rước tượng Chúa Hài đồng dâng đặt lên trên cung thánh. Phía sau là Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng giám mục Tổng giáo phận TP HCM.
21h, thánh lễ đồng tế trọng thể mừng Chúa Giáng sinh bắt đầu. Linh mục Ignatio Hồ Văn Xuân cung kính rước tượng Chúa Hài đồng dâng đặt lên trên cung thánh. Phía sau là Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng, Tổng giám mục Tổng giáo phận TP HCM.
Tượng Chúa Giêsu Hài đồng được đặt trong máng cỏ trên cung thánh. Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đi vòng quanh làm nghi lễ xông hương.
Theo kinh thánh, Chúa Hài đồng hạ sinh trong máng cỏ của lừa tại Bethlehem thuộc xứ Judea (nước Do Thái, nay là Palestine). Đức Maria và Thánh cả Giuse (cha nuôi) đã túc trực ở bên để săn sóc. Các thiên sứ loan tin rằng đứa bé sẽ là Đấng cứu thế. Chúa Giêsu đến thế gian để bắt đầu một trang sử mới cho toàn thể nhân loại, răn dạy con người biết yêu thương nhau.
Tượng Chúa Giêsu Hài đồng được đặt trong máng cỏ trên cung thánh. Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng đi vòng quanh làm nghi lễ xông hương.
Theo kinh thánh, Chúa Hài đồng hạ sinh trong máng cỏ của lừa tại Bethlehem thuộc xứ Judea (nước Do Thái, nay là Palestine). Đức Maria và Thánh cả Giuse (cha nuôi) đã túc trực ở bên để săn sóc. Các thiên sứ loan tin rằng đứa bé sẽ là Đấng cứu thế. Chúa Giêsu đến thế gian để bắt đầu một trang sử mới cho toàn thể nhân loại, răn dạy con người biết yêu thương nhau.
Ở phần phụng vụ Thánh thể, Đức Tổng Giám mục làm nghi thức hóa phép cho bánh và rượu để những lễ vật này trở thành "mình" và "máu" Chúa Kitô. Đây là nghi thức thiêng liêng, biểu lộ hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá.
Trong kinh thánh, Chúa Giêsu từng nói với dân Do Thái: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống... Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời...".
Ở phần phụng vụ Thánh thể, Đức Tổng Giám mục làm nghi thức hóa phép cho bánh và rượu để những lễ vật này trở thành "mình" và "máu" Chúa Kitô. Đây là nghi thức thiêng liêng, biểu lộ hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá.
Trong kinh thánh, Chúa Giêsu từng nói với dân Do Thái: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống... Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời...".
Bánh Thánh sau đó được chủ tế cùng các soeur phát cho giáo dân. Để được rước bánh, người Công giáo phải lãnh nhận Bí tích rửa tội và sám hối sạch tội trọng (xưng tội), có ý ngay lành. Họ cũng phải giữ chay một giờ trước lễ (chỉ được uống nước lã).
Khi phát bánh, linh mục sẽ nói "mình Thánh Chúa Kitô" và tín hữu thưa "Amen" (Vâng! Tôi xác tín Chúa Kitô đến ngự trong tôi dưới hình bánh này). Kitô hữu nhận bánh Thánh bằng cách đưa hai tay hoặc để người trao lễ đặt trực tiếp vào miệng.
Bánh Thánh sau đó được chủ tế cùng các soeur phát cho giáo dân. Để được rước bánh, người Công giáo phải lãnh nhận Bí tích rửa tội và sám hối sạch tội trọng (xưng tội), có ý ngay lành. Họ cũng phải giữ chay một giờ trước lễ (chỉ được uống nước lã).
Khi phát bánh, linh mục sẽ nói "mình Thánh Chúa Kitô" và tín hữu thưa "Amen" (Vâng! Tôi xác tín Chúa Kitô đến ngự trong tôi dưới hình bánh này). Kitô hữu nhận bánh Thánh bằng cách đưa hai tay hoặc để người trao lễ đặt trực tiếp vào miệng.
Sau lời chúc lành cuối lễ, tượng Chúa Hài Đồng được nâng lên cách cung kính, chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người.
Trong kinh thánh, Chúa Giêsu sinh ra không phải trong ngôi nhà lộng lẫy mà hang đá lạnh lẽo giữa đêm đông. Kitô hữu quan niệm, nếu Chúa sinh ra ở một cung điện thì người ngoài sẽ không thể viếng thăm, còn ở nơi hang đá nghèo nàn thì mọi người đều có thể tới.
Sau lời chúc lành cuối lễ, tượng Chúa Hài Đồng được nâng lên cách cung kính, chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người.
Trong kinh thánh, Chúa Giêsu sinh ra không phải trong ngôi nhà lộng lẫy mà hang đá lạnh lẽo giữa đêm đông. Kitô hữu quan niệm, nếu Chúa sinh ra ở một cung điện thì người ngoài sẽ không thể viếng thăm, còn ở nơi hang đá nghèo nàn thì mọi người đều có thể tới.
Bên dưới, hàng nghìn giáo dân cùng nhau cầu nguyện trong không khí trang nghiêm, ấm áp.
Hơn 10 năm nay, mỗi dịp Giáng sinh, chị Trịnh Nguyễn Anh Thư (áo đen) đều đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn dự thánh lễ. "Được dự lễ ở Vương cung thánh đường, nghe bài giảng của Đức Tổng Giám mục rất ý nghĩa với bà con giáo dân. Chúc cho mọi người an lành và tràn đầy hồng ân thiên Chúa", người phụ nữ 30 tuổi chia sẻ.
Bên dưới, hàng nghìn giáo dân cùng nhau cầu nguyện trong không khí trang nghiêm, ấm áp.
Hơn 10 năm nay, mỗi dịp Giáng sinh, chị Trịnh Nguyễn Anh Thư (áo đen) đều đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn dự thánh lễ. "Được dự lễ ở Vương cung thánh đường, nghe bài giảng của Đức Tổng Giám mục rất ý nghĩa với bà con giáo dân. Chúc cho mọi người an lành và tràn đầy hồng ân thiên Chúa", người phụ nữ 30 tuổi chia sẻ.
22h40 kết thúc đêm thánh, cộng đoàn cùng đứng lên ban phước lành cho nhau và vỗ tay hát vang ca khúc "We wish you a merry christmas".
22h40 kết thúc đêm thánh, cộng đoàn cùng đứng lên ban phước lành cho nhau và vỗ tay hát vang ca khúc "We wish you a merry christmas".
Sau đêm lễ nhiều người nán lại để chụp ảnh với cung thánh. "Lần đầu tôi được dự thánh lễ Giáng sinh ở Nhà thờ Đức Bà nên cả nhóm muốn có ảnh kỷ niệm. Hy vọng công trình trùng tu thánh đường được suôn sẻ, thuận lợi", Nguyễn Thị Minh Thư, 27 tuổi (quận 8) cho biết.
Sau đêm lễ nhiều người nán lại để chụp ảnh với cung thánh. "Lần đầu tôi được dự thánh lễ Giáng sinh ở Nhà thờ Đức Bà nên cả nhóm muốn có ảnh kỷ niệm. Hy vọng công trình trùng tu thánh đường được suôn sẻ, thuận lợi", Nguyễn Thị Minh Thư, 27 tuổi (quận 8) cho biết.
Nhà thờ Đức Bà lung linh trong đêm khi được trang hoàng 500.000 m đèn LED để đón Giáng sinh và năm mới 2025. Đây là lần thứ hai nhà thờ trung tâm thành phố treo đèn từ khi sửa chữa, trùng tu vào năm 2017.
Sau hơn 130 năm hoạt động, một số kết cấu của nhà thờ xuống cấp, được trùng tu cách đây 7 năm. Ban đầu nhà thờ dự định hoàn thành sau 2-3 năm nhưng vì công trình hư hỏng nhiều, Covid-19 bùng phát... nên dự kiến kéo dài đến 2027. Hiện nhà thờ được cải tạo bốn hạng mục chính, gồm tháp kẽm, tháp chuông, mái ngói và tường gạch trang trí phía trong.
Nhà thờ Đức Bà lung linh trong đêm khi được trang hoàng 500.000 m đèn LED để đón Giáng sinh và năm mới 2025. Đây là lần thứ hai nhà thờ trung tâm thành phố treo đèn từ khi sửa chữa, trùng tu vào năm 2017.
Sau hơn 130 năm hoạt động, một số kết cấu của nhà thờ xuống cấp, được trùng tu cách đây 7 năm. Ban đầu nhà thờ dự định hoàn thành sau 2-3 năm nhưng vì công trình hư hỏng nhiều, Covid-19 bùng phát... nên dự kiến kéo dài đến 2027. Hiện nhà thờ được cải tạo bốn hạng mục chính, gồm tháp kẽm, tháp chuông, mái ngói và tường gạch trang trí phía trong.
Quỳnh Trần