Các công ty ở Việt Nam đa số đều sở hữu theo mô hình ông chủ hoặc một nhóm thành viên quản trị sở hữu 100% cổ phần nên mối quan hệ giữa người làm thuê và làm chủ chỉ là quan hệ mua bán sòng phẳng thông thường. Người làm thuê nếu thấy có chỗ nào tốt hơn thì họ nhảy việc vì họ thấy không có sự ràng buộc gì với nơi làm hiện tại.
Những người làm chủ ở Việt Nam nên tham khảo các mô hình của doanh nghiệp Mỹ. Họ cũng là các công ty nhỏ và vừa nhưng ngoài lương ra thì họ có các phúc lợi khác như sở hữu cổ phiếu ưu đãi (stock options) hoặc các phần thưởng dựa vào lợi nhuận dành cho người lao động. Nếu công ty làm ăn tốt thì người lao động sẽ có chút lợi nhuận, nếu công ty thua lỗ thì người lao động sẽ không nhận được gì. Như vậy người làm sẽ thấy có mối liên quan gắn chặt lâu dài hơn.
Đa số doanh nghiệp ở Việt Nam thì người làm chủ lấy tất cả những khoản lợi nhuận và người làm thuê chỉ có lương và chút thưởng tết, một số ngày lễ...còn lại không có gì khác.
Ngoài ra cách hành xử hằng ngày tác động rất lớn với người lao động. Tôi thấy nhiều công ty lương thì thấp, chậm nhưng giám đốc đi xe xịn, ăn nhà hàng làm cho người lao động thấy bất mãn.
Vài dòng chia sẻ với bạn như vậy.
Chia sẻ ý kiến của bạn tại đây.