Ngọc Bích -
Dưới đây là cuộc trò chuyện với ông.
- Hai quyển sách mới nhất của ông đều có từ "cười" nằm trên bìa sách và tiếng cười cũng đầy ắp trong trang sách, trong tình tiết, trong mỗi câu chuyện. Ông phù phép như thế nào để có tiếng cười muôn hình vạn trạng như vậy?
Nhà văn Trần Kim Trắc. Ảnh: Minh Đức. |
- Để làm được điều đó quả không dễ. Ông nghĩ sao?
- Đúng, không dễ chút nào. Phải biết sống, hiểu đời, hiểu người, hiểu mình và với người cầm bút thì phải đầy ứ tình thương đối với con người. Và là người Nam bộ nên tôi càng hiểu tính cách của người sống chung với lũ...
- Tức phải có cương có nhu như ông từng viết?
- Cương và nhu cũng là cái sự biết người biết ta. Sự sống chung với lũ lâu đời - mỗi lần nước lũ rút đi là để lại biết bao phù sa - đã tạo nên cái tâm lý của người Nam bộ là thích vun bón những điều tốt đẹp; chẳng hạn, bất kỳ bà má nào hễ gặp một anh con trai coi hiền lành thiệt thà thì hay hỏi "con có vợ con gì chưa, ở xóm này có con nhỏ coi được lắm", cứ muốn vun vào thôi.
- Ông vừa nói đến sự biết người biết ta. Điều đó cần cho mỗi người, để sống. Còn để viết, đối với người cầm bút, theo ông, điều gì là tối kỵ?
- Là nắm tay dẫn dắt độc giả, là đem chủ quan của mình áp đặt cho người khác để chứng minh mình thông minh sâu sắc tài giỏi, để tự đề cao nhưng thực ra đó chỉ là biểu lộ sự hẹp hòi, ích kỷ. Tính cực đoan kiểu đó khiến người ta ngán mình. Tôi vẫn còn nhớ như in một việc đã xảy ra cho bác sĩ Trần Hữu Nghiệp.
Sách do NXB Văn Nghệ phát hành. |
Ông bác sĩ này đã bỏ bệnh viện của mình và người vợ yêu lại thành phố Mỹ Tho để vô bưng biền tham gia kháng chiến. Rồi ông được tin vợ mình bị tên quan tư Lê dương cưỡng ép khiến bà phải nhảy lầu tự tử. Quá đau lòng, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đã viết nên bài thơ Ly biệt và gửi đăng trên một tờ báo vùng địch tạm chiếm. Thế mà có một vài người trong đơn vị lại bắt ông phải làm kiểm điểm và chụp một cái mũ: "Đưa tác phẩm đăng báo vùng tạm chiếm là một cách tiếp tay cho giặc!".
Ức quá, ông thầy thuốc đứng im như trời trồng rồi bất thình lình ứng khẩu thành hai câu: Kiếp sau xin chớ làm thầy (thầy thuốc). Đi làm chánh trị để rầy người ta!. Nói gọn lại, điều tối kỵ nhất đối với người cầm bút là làm thầy đời và làm thầy dùi. Hai loại "thầy" này đã làm biết bao người phải chịu oan ức... Trong đạo đức học có dạy chống lại luận lý hình thức (logique formelle), không thể đóng giày vừa chân cho tất cả mọi người. Mỗi con người là cả một thế giới.
- Một thế giới không kém phần mong manh?
- Phải, mong manh và phức tạp. Bởi vậy, khi viết tôi thích được giải tỏa, thích đặt mình trong hoàn cảnh người khác mà chia sẻ hơn là mang đến cho người khác cái cảm giác đau. Tầm cỡ của người viết văn là thế giới cảm xúc của họ. Nó càng dồi dào, càng phong phú càng giúp nhà văn dễ bộc lộ và diễn đạt ý tưởng của mình.
Và như tôi nói ở trên, người cầm bút không được nắm tay độc giả lôi đi theo dẫn dắt chủ quan của mình. Bằng tác phẩm, nhà văn chỉ gợi cho độc giả để họ tìm thấy chính mình và để họ tự do trong sự lựa chọn đó.
Ngọc Bích thực hiện
(Nguồn: Tuổi Trẻ)