Đông Dương -
- Thưa ông, từng được xuất bản tại Hàn Quốc, "Áo trắng" được độc giả đón nhận như thế nào?
Dịch giả Bae Yang Soo. Ảnh: Thanh Niên |
- Ngoài những giá trị nghệ thuật, còn những nguyên do nào khác để bạn đọc Hàn Quốc thích "Áo trắng"?
- Áo trắng được người đọc Hàn yêu thích do nhà văn tái hiện một cách sinh động phong trào yêu nước, phản kháng chính quyền Ngô Đình Diệm của giới trí thức đô thị miền Nam VN trong những năm 1959 đến 1961. Bối cảnh này có nét tương đồng với phong trào đấu tranh dân chủ ở Hàn Quốc những năm 1980 (cao điểm 1984-1987) cùng những tình huống, cách thức tranh đấu mà nhà văn miêu tả. Vì thế cuốn sách được chuyền tay, săn lùng rất dữ. Ở Hàn còn dấy lên phong trào học tập cuốn sách như tinh thần đấu tranh yêu nước, ứng xử khôn khéo, bản lĩnh của người làm cách mạng... Khi nhà xuất bản Dong Nyeok đề nghị tôi dịch lại nguyên tác cũng có nghĩa: sức sống lâu bền của tác phẩm định lượng giá trị thực sự của văn học.
Giáo sư, tiến sĩ Bae Yang Soo, hiện là Trưởng khoa tiếng Việt Trường ĐH Ngôn ngữ quốc tế Pusan (Hàn Quốc). Ông là người từng dịch rất nhiều tác phẩm văn học hiện đại VN qua tiếng Hàn như thơ Hồ Chí Minh, Giang Nam, Phạm Tiến Duật, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Ngô Thị Kim Cúc... |
- Là một nhà nghiên cứu, ông đánh giá thế nào về văn chương của các tác giả trẻ, tuổi trên dưới 30 tại Việt Nam, Trung Quốc và các nước châu Á hiện nay?
- Tôi rất thích thú khi theo dõi sự đột biến của văn học VN thời gian gần đây. Đó là sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ trẻ. Các "người đẹp viết văn" như Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư... với các tác phẩm Cánh đồng bất tận, Bóng đè... là hiện tượng gần giống như "Làn sóng mới" của các nhà văn trẻ Trung Quốc. Ở Hàn, nhiều chuyên gia gọi đây là chủ nghĩa nữ quyền. Tôi cũng đã dịch xong một chuyên đề về thơ trẻ VN giới thiệu 3 gương mặt thơ nữ đang được chú ý gần đây nhất ở VN trên tạp chí Thi Bình vừa phát hành. Trong tương lai, tôi muốn giới thiệu được nhiều hơn nữa nền văn học trẻ VN với bạn đọc trẻ Hàn Quốc.
- Song song hai chiều giao lưu văn hóa, một tuyển thơ Hàn Quốc với các thi pháp hiện đại do ông chủ biên đã tiến hành đến đâu?
- Đây là một dự án đã thông qua và được sự nhất trí, hỗ trợ của Hội Nhà văn VN. Bước đầu tôi sẽ là người tuyển chọn, giới thiệu các nhà thơ và các dòng thơ Hàn để chuyển sang tiếng Việt. Sau đó, nhà thơ Hữu Thỉnh sẽ là người đọc, góp ý, hiệu đính bản thảo. Văn học như cửa sổ văn hồn Việt Nam - Hàn Quốc. Công trình này chúng tôi đang gấp rút hoàn tất bản thảo để có thể đầu năm 2007 sẽ ra mắt bạn đọc Việt.
(Nguồn: Thanh Niên)