Ở tuổi 81, nhà thiết kế vẫn muốn che giấu tuổi thật cũng như chưa bao giờ thừa nhận mình sinh năm 1933. Karl Lagerfeld luôn tỏ ra ẩn dật, không muốn mở rộng sự nghiệp của bản thân, điều mà ông tuyên bố là bí quyết cho sự sáng tạo. Ông giải thích: "Người làm những công việc được cho là sáng tạo sẽ muốn ở một mình để xạc đầy năng lượng. Đơn giản là không thể sống 24 giờ dưới ánh đèn sân khấu mà vẫn duy trì được sự sáng tạo. Với những người như tôi, cô đơn là một sự chiến thắng". Trong ảnh, Karl Lagerfeld đeo túi tote mang tên ông trên đường phố London tháng 3/2014. Thiết kế cho nhiều thương hiệu Rất ít tên tuổi lớn trong làng thời trang có thể đồng thời thiết kế cho nhiều thương hiệu khác nhau. Nhưng với Karl Lagerfeld, ông có thể linh động tung hứng giữa vị trí của mình ở Chanel, nhãn hiệu riêng mang tên mình, đảm nhận giám đốc sáng tạo của Chloe đến năm 1997, hay vẫn đương nhiệm chức cố vấn nghệ thuật cho nhà mốt Fendi đến tận ngày nay. Đưa thời trang cao cấp đến với số đông Năm 2004, bộ sưu tập của Karl ở H&M đánh dấu một chuỗi dài thành công của trào lưu hợp tác giữa các nhà thiết kế lớn và các nhãn hiệu bình dân. Bộ sưu tập tung ra ở các thành phố lớn và được bán sạch chỉ trong vài giờ. Kế đó, ông bắt tay với nhãn hiệu Macy’s, mở cửa cho nhiều nhà thiết kế khác nối bước mình. Đưa nước hoa lên một vị thế mới Cho đến trước năm 1975, nước hoa chỉ là một sự ra mắt sản phẩm mang tính biểu tượng, đại diện cho tầm nhìn của một nhà thiết kế với nhãn hiệu riêng của họ. Cùng Chloe, Karl Lagerfeld đã làm nên lịch sử khi cho ra đời một mẫu nước hoa không mang tên thương hiệu của riêng mình. Mẫu nước hoa đầy lãng mạn và nữ tính ấy đã tạo nên một cơn sốt lớn, làm tiền đề để sau này ông cho ra đời những mẫu nước hoa khác mang tên mình. Tự chụp các tác phẩm Không chỉ là một nhà thiết kế, Karl Lagerfeld còn là một nhiếp ảnh gia thời trang, họa sĩ vẽ tranh minh họa. Ông thường xuyên tham gia chụp ảnh cho các chiến dịch quảng cáo của Chanel và Fendi. Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất là "Visionaire 23: The Emperor’s New Clothes" - một series ảnh nude của các diễn viên và người mẫu nổi tiếng. Thiếu một triết lý thống nhất trong thời trang Có lẽ điều kỳ lạ nhất trong di sản thời trang của Karl Lagerfeld chính là việc ông chưa bao giờ tạo ra một triết lý thời trang dễ nhận biết để căn cứ vào đó mà thiết kế. Tuy nhiên, việc không sở hữu một phong cách quen thuộc nào lại giúp ông linh động và dễ dàng trong việc tái tạo hình ảnh của Chanel trở nên hiện đại hơn qua các thời kỳ. Thiết kế chai nước ngọt Là một trong số ít nhà thiết kế lừng danh có thể trở thành một biểu tượng kinh điển, Karl Lagerfeld còn tự đưa hình ảnh mình lên chai nước ngọt. Hai chiến dịch quảng cáo được chính ông thiết kế và chụp trong năm 2010 và 2011 chứng minh rằng sự góp mặt của ông trong ngành thời trang thực sự là một bước đột phá mới. "Thiếu tôn trọng" Chanel Sau khi phát biểu rằng "tôn trọng thì không sáng tạo được", Karl Lagerfeld đã đối mặt với một số lời chỉ trích khi quyết định tái cấu trúc Chanel sau hơn 30 năm phát triển. Ngoài việc giữ lại một số yếu tố mang tính biểu tượng, ông gần như đi ngược lại những triết lý thiết kế ban đầu của Coco Chanel và tiếp tục giữ vững nhà mốt ở ngôi đầu làng thời trang. Thiết kế hòn đảo thời trang đầu tiên trên thế giới Là một trong số ít nhà thiết kế thời trang bước chân vào lĩnh vực thiết kế nhà ở, Karl còn ký hợp đồng để xây dựng những ngôi nhà thuộc hàng hiếm trên Isla Moda, biến nó thành hòn đảo nhân tạo mang tính thời trang đầu tiên trên thế giới. Sao MaiMột ngày 'lãng mạn trong cô độc' của Karl Lagerfeld Karl Lagerfeld chụp hình thời trang trong studio