Cố vấn nghiên cứu Chiến lược Thành phố Thông minh do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) thành lập, nghiên cứu cách các thành phố và chính quyền địa phương sử dụng công nghệ để cải thiện hoạt động, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Cục Phát triển Công nghiệp (IDB) là đơn vị đảm bảo tiến bộ về dự án.
Kể từ năm 2018, dự án Thành phố thông minh Đài Loan đã tích hợp các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hoạt động địa phương, công nghiệp và đời sống người dân, hiện thực hoá tầm nhìn của IDB đưa công nghệ gắn liền với con người, công ty và chính quyền.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các vấn đề như công bằng y tế, khả năng tiếp cận và tích hợp dữ liệu được đánh giá là những thách thức cấp bách của y tế toàn cầu. Tuổi thọ trung bình giữa các quốc gia giàu có và các quốc gia đang phát triển chênh lệch nhau đến 18 năm. Khoảng một phần ba dân số toàn cầu thiếu khả năng tiếp cận với các điều kiện y tế cần thiết như chẩn đoán, thuốc men và vaccine. Một trong những nguyên nhân đến từ bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị.
Ở nhiều nơi, hồ sơ y tế được ghi lại theo cách thủ công gây ra những sai số chủ quan và sự xáo trộn về mặt dữ liệu. Hơn nữa, phương pháp này sẽ không đóng góp vào hồ sơ điện tử quốc gia - hệ thống quan trọng trong việc giảm thiểu thiếu thông tin trong tiền sử bệnh của bệnh nhân, cho phép việc điều trị được liền mạch và tạo hiệu quả về chi phí.

Giải pháp thành phố thông minh có thể xử lý nhiều bất cập trong hệ thống y tế. Ảnh: Stockio
Dự án Thành phố Thông minh Đài Loan đã sử dụng hai giải pháp để giải quyết những thách thức trong hệ thống y tế toàn cầu. Với Mobile Personal Health Records Life, hay mPHR Life, nền tảng giao tiếp dành cho bệnh nhân và nhân viên y tế này có thể dễ dàng truy cập thông qua điện thoại thông minh và các máy ATM H2U Health tại một số cửa hàng 7 - Eleven dọc khắp Đài Loan.
Thông qua hệ thống mPHR, dữ liệu sức khỏe có thể được thu thập và tải lên Đám mây, như chỉ số huyết áp, nhiệt độ cơ thể, oxy trong máu, chiều cao và cân nặng...
Các trạm y tế này cũng được trang bị màn hình nhằm cung cấp hình ảnh trực quan để trao đổi trực tuyến với bác sĩ từ xa. Bằng cách này, bệnh nhân có thể theo dõi sức khỏe thường xuyên và tiện lợi.
Giống như trạm y tế mPHR, máy ATM H2U Health đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, lượng mỡ cơ thể và tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) miễn phí, giúp việc kiểm tra sức khỏe thuận tiện. Như một máy ATM, các máy ATM H2U Health phân phối các dịch vụ quản lý sức khỏe thông minh theo yêu cầu và phân tích dữ liệu. Việc chăm sóc sức khỏe đặc biệt cần thiết cho các vùng nông thôn, nơi mà nguồn lực y tế khan hiếm, với khả năng tiếp cận tốt hơn với người cao tuổi.
Hai giải pháp này giúp giảm bớt sự quá tải cho các phòng khám và bệnh viện bằng cách giảm nhu cầu đặt hẹn tại chỗ, mang lại sự linh hoạt trong việc theo dõi ca bệnh.

Bệnh nhân và nhân viên y tế có thể giao tiếp qua màn hình, cung cấp hình ảnh trực quan. Ảnh: Stockio
Dự án Thành phố Thông minh Đài Loan đã giành được bốn giải thưởng tại Giải thưởng Thành phố Thông minh IDC Châu Á/Thái Bình Dương vào tháng 5 năm nay. Các kế hoạch của Đài Loan trong tương lai bao gồm kết hợp trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT), 5G và công nghệ điện toán đám mây.
Cục Phát triển Công nghiệp đã điều hành dự án Thành phố Thông minh Đài Loan từ năm 2018. Ứng dụng các công nghệ thông minh như IoT, Dữ liệu lớn và AI, đến nay, mô hình này đã triển khai trên nhiều lĩnh vực như thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông, giáo dục, giải trí và quản trị.
(Nguồn: Chung-Hua Institution for Economic Research CIER)
Để biết thêm thông tin, truy cập tại đây