Theo số liệu từ ngân hàng Phát triển châu Á ADB, tỷ trọng GDP dành cho phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam chiếm tới 6,8 %, đứng thứ hai châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Theo Bloomberg, để đảm bảo cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế, từ năm 2016 đến 2020, Việt Nam cần đầu tư tới 460 tỷ USD, trong đó kinh phí để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông là 46 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia nhận định, dù chi phí dành cho phát triển hạ tầng tại Việt Nam là rất lớn nhưng hiệu quả chưa được như kì vọng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do tập trung vào việc xây mới mà chưa chú trọng tới việc sử dụng hiệu quả các hạ tầng sẵn có.
Lợi thế của hệ thống hạ tầng cơ sở phi vật lý
Hệ thống hạ tầng phi vật lý là tập hợp các giải pháp, các cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống hạ tầng vật lý đang có, từ đó giảm bớt các gánh nặng đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia.
Nhiều nước phát triển từ lâu đã chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống hạ tầng phi vật lý, như tạo dựng thể chế khuyến khích người dân sử dụng hiệu quả hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ trong khai thác - vận hành, bố trí quy hoạch hợp lý hệ thống hạ tầng mới để sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng đã xây dựng...
Các dự án phát triển hạ tầng thường tiêu tốn lượng tài nguyên khổng lồ, gây ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái. Khắc phục nhược điểm này, hệ thống hạ tầng phi vật lý gần như không sử dụng các tài nguyên thiên nhiên với 99% không gian làm việc khoảng không và có thể sử dụng nhiều lần.
Việc triển khai một dự án xây dựng cần nhiều người tham gia và nhiều giai đoạn thực hiện. Ngoài ra, do phải sử dụng nguồn tài nguyên đất đai nên việc khảo sát, đo đạc, triển khai các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư...phải được cân nhắc kĩ lưỡng, khiến thời gian thực hiện các dự án phát triển hạ tầng lên đến cả chục năm, thậm chí nhiều khi bị bỏ dở. Điều này khiến cho nhiều công trình hạ tầng vừa xây xong đã bị lạc hậu, làm giảm hiệu quả sử dụng.
Hạ tầng phi vật lý cũng khắc phục vấn đề thời gian so với hạ tầng vật lý sẵn có khi việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp diễn ra nhanh chóng.
Tpizi - Giải pháp quản lí thông tin bất động sản và đô thị thông minh
Theo nhiều chuyên gia, nền tảng điện tử sẽ giảm thiểu được nhiều nguồn lực xã hội và giảm tải cho hệ thống hạ tầng cơ sở vật lý, dễ dàng phổ biến và triển khai nhanh chóng để áp dụng đại trà.
Là một trong những giải pháp số cho bài toán cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, Tpizi được thiết kế để nâng cao hiệu suất làm việc, quản lý các nguồn lực trong lĩnh vực quản lí đô thị, tài nguyên đất đai và thị trường bất động sản. Ứng dụng làm việc dựa trên tương tác nhóm và kết nối điện toán đám mây.
Tpizi thiết lập một nền tảng làm việc mà tại đó, cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng, các đơn vị kinh doanh bất động sản và người dân cùng trao đổi thông tin, phối hợp hoàn thành các công việc, thực hiện các tác vụ về quản lí hành chính...
Doanh nghiệp có thể quản lý hồ sơ và thực trạng triển khai dự án, lưu trữ, tra cứu các hợp đồng, cập nhật tình trạng thu chi của các hợp đồng, tổng hợp chi phí của dự án...
Tính năng sàn giao dịch bất động sản cung cấp thông tin về các dự án, kết nối người mua và người bán trực tuyến, quản lý các giao dịch.
Theo đó, ứng dụng này phát triển kho dữ liệu có tính tương tác cao, các đối tượng quản lí (đất đai, công trình hạ tầng, hạng mục xây dựng...) được số hóa theo chuẩn GIS, các thông tin liên quan đến các đối tượng quản lí luôn được cập nhật...
Được phát triển trên cơ sở khai thác các lợi thế của open source, Tpizi có thể chạy trên mọi nền tảng. Bên cạnh đó việc phát triển dựa trên cộng đồng mã nguồn mở, Tpizi có thể hoạt động và phát triển độc lập mà không phụ thuộc vào sự tồn tại của các giải pháp công nghệ nước ngoài.
Ông Kiều Minh Tuấn, CEO Tpizi cho biết, khi được hỗ trợ bằng các cơ chế của cơ quan nhà nước, Tpizi sẽ dần hình thành cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ cho các định hướng chiến lược của chính phủ về phát triển kinh tế xã hội.
Vị CEO này cũng khẳng định: "Tpizi có thể được xem như là một phương án để tạo dựng tiền đề cho một 'hạ tầng cơ sở phi vật lí', giảm thiểu các nguồn lực xã hội liên quan đến quản lý đô thị và nâng cao giá trị sử dụng của đất đai bằng cơ chế thống kê chính xác và minh bạch".
Phạm Vân