Nứt tường sau khi tô trát là một trong những hiện tượng dễ xảy ra trong các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà dân dụng. Tình trạng này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi thọ tường và kết cấu chung của ngôi nhà.
Có nhiều nguyên nhân gây nứt tường, trong đó có thể do thời tiết và điều kiện thi công. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, nắng nóng kéo dài hoặc mưa ẩm liên tục khiến lớp vữa bị co ngót không đồng đều, dễ gây nứt. Kỹ thuật thi công chưa đạt chuẩn cũng là nguyên nhân. Một số thợ xây trộn vữa không đúng tỷ lệ, để lớp vữa quá dày hoặc quá mỏng, hoặc bảo dưỡng không đúng cách, khiến tường dễ bị nứt hơn.
Ngoài ra, chất lượng vật liệu không đồng nhất (sử dụng xi măng, cát không đạt chuẩn, trộn vữa thiếu kiểm soát) hay bảo dưỡng tường chưa đúng cách (không phun ẩm đầy đủ, vữa có thể mất nước nhanh, dẫn đến co ngót) cũng góp phần làm xuất hiện các vết nứt sau xây dựng.

Kỹ sư công trình đang kiểm tra các vết nứt tường. Ảnh: Sothado
Công trình vừa hoàn thành nhưng đã xuất hiện vết nứt, không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ và giá trị căn nhà. Ở phía chủ thầu, các vết nứt có thể khiến thương hiệu giảm uy tín thậm chí phải sửa chữa mà không có chi phí bù đắp.
"Trước đây tôi nghĩ chỉ cần sử dụng xi măng, cát và nước là đủ. Nhưng sau khi gặp tình trạng nứt tường nhiều lần, tôi nhận ra rằng cần tìm kiếm các giải pháp chống nứt hiệu quả hơn", anh Lê Quang, một cai thầu tại Hải Dương chia sẻ.

Phụ gia chống nứt Sothado được sử dụng trong công trình xây dựng. Ảnh: Sothado
Theo kỹ sư xây dựng Vũ Hồng Quân (Hà Nội), nứt tường là vấn đề phổ biến nhưng không phải không có cách khắc phục. Để hạn chế, các chủ thầu và thợ xây cần chú trọng vào kỹ thuật thi công và chất lượng vật liệu ngay từ đầu, tránh các sai sót nhỏ có thể dẫn đến hậu quả lớn.
Để hạn chế tình trạng nứt tường sau khi tô trát, chuyên gia lưu ý, trước hết cần kiểm soát kỹ thuật thi công, kiểm soát tỷ lệ trộn vữa phù hợp, không để lớp vữa quá dày hoặc quá khô; tránh sử dụng hồ khô khi tô trát, vì dễ làm vữa mất nước nhanh dẫn đến nứt.
Thứ hai, cần bảo dưỡng bằng cách phun ẩm tường liên tục 3 - 5 ngày sau khi trát để đảm bảo độ ẩm, giúp hạn chế mất nước quá nhanh. Ngoài ra, vật liệu như xi măng, cát nên được kiểm soát chất lượng, tránh sử dụng các loại giá rẻ, không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh đó, giải pháp sử dụng phụ gia chống nứt cũng được nhiều người lựa chọn. Phụ gia chống nứt giúp vữa giữ nước lâu hơn, tăng độ dẻo, hạn chế co ngót và giảm nguy cơ nứt tường.

Phụ gia được sử dụng cho công trình giúp tăng độ chất lượng tô trát và hạn chế rủi ro nứt tường. Ảnh: Sothado
"Trước đây, phụ gia xây dựng chủ yếu được sử dụng ở các nước xây dựng phát triển. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam ngay cả nhà dân cũng có thể áp dụng để hạn chế nứt tường từ đầu, đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn", kỹ sư Vũ Hồng Quân chia sẻ.
Trên thị trường, các dòng phụ gia chống nứt khá đa dạng, trong đó, phụ gia chống nứt Sothado là một trong những sản phẩm được nhiều chủ thầu lựa chọn nhằm tối ưu chất lượng thi công.
(Nguồn: Sothado)
Tham khảo thêm về sản phẩm tại đây.