Theo cô Nguyễn Thị Thu Trang - Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, việc chuẩn bị sớm kiến thức trước khi bước vào năm học mới là một lợi thế. Dù tình hình dịch bệnh vẫn đang căng thẳng tại một số địa phương nhưng học sinh có thể tự học tại nhà bằng các thiết bị có kết nối internet, trao đổi với thầy cô, bạn bè qua các nhóm học tập. Đây cũng là cơ hội để các em rèn luyện tính tự giác học tập trong mọi hoàn cảnh.
Chuẩn bị kiến thức cho năm học mới
Việc trang bị sớm kiến thức giúp học sinh có thời gian đọc và tìm hiểu bài trước khi lên lớp. Điều này giúp các em không bị bỡ ngỡ trước những phần kiến thức mới và có thể lập sẵn câu hỏi cần giáo viên giải đáp.
Cô Trang cho biết, phụ huynh và học sinh cần lập kế hoạch học tập cụ thể để chuẩn bị kiến thức cho năm học mới. Dựa trên năng lực của từng em, cha mẹ đặt ra mục tiêu học tập riêng để làm động lực phấn đấu cho năm học mới. Khi đã có đích đến cụ thể, phụ huynh tiếp tục lên kế hoạch chi tiết với mục tiêu điểm số cụ thể và có lộ trình từng bước theo thời gian để giúp con chinh phục.
Sau khi có kế hoạch học tập, học sinh nên dành thời gian để kiểm tra lại kiến thức cũ và kịp thời bổ sung cũng như ôn tập lại nội dung chưa nắm vững hoặc còn thiếu. Đây là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo các em đã có nền tảng để học tập tốt trong năm học mới và đạt được mục tiêu mong muốn.
Bên cạnh đó, học sinh nên bám vào chương trình trong sách giáo khoa để tự học sớm kiến thức cơ bản của năm học tới. Với mỗi môn, các em nên phân chia thời gian hợp lý, tránh tình trạng học lệch dẫn đến lượng kiến thức không được cân đối giữa các môn.
Trang bị kiến thức thông qua học trực tuyến
Cô Trang nhận định, trước tình hình dịch bệnh có thể kéo dài, học trực tuyến là một phương thức tối ưu giúp học sinh chủ động trang bị kiến thức. Hình thức học này cũng giúp các em nhanh chóng thích nghi khi bước vào năm học với khối lượng bài tập nhiều, khó hơn.
Bạn Trần Lâm Dũng (lớp 8C4, trường THCS Nguyễn Du, TP Thái Nguyên) chia sẻ, hai năm gần đây do ảnh hưởng của dịch, việc học của em cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, em luôn cố gắng tự trau dồi kiến thức tại nhà qua các khóa học online, đồng thời rèn luyện thành thạo các dạng bài cơ bản. Nhờ vậy, kết quả học tập của em vẫn đạt nhiều điểm số cao nhờ có sự chuẩn bị từ sớm.
Thầy Nguyễn Trung Nguyên - Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, cho biết, hình thức học này giúp các em rèn kỹ năng như tự giác, chủ động, kích thích khả năng tự tìm tòi, tư duy logic và thúc đẩy đam mê học tập. Từ đó, học sinh có thể tự tin đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra trên lớp. Đây cũng là giải pháp được nhiều bậc cha mẹ áp dụng nhằm đa dạng hóa hình thức học tập cho con.
Theo thầy, hiện nay, hầu như gia đình nào cũng có máy tính kết nối mạng internet. Cha mẹ có thể hướng dẫn con học trực tuyến thông qua những video có tính giáo dục cao hoặc thảo luận về những kiến thức mới hoặc điểm thú vị có trong video. Để tăng tính chủ động cho con, phụ huynh nên hỏi chủ đề con muốn tìm hiểu và cùng tìm nguồn thông tin, tài liệu trên mạng đảm bảo tính giáo dục.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2021-2022 của HOCMAI để giúp con trang bị đầy đủ kiến thức các môn học trước khi bước vào năm học mới. Chương trình có thiết kế bám sát theo chương trình học trên lớp với đầy đủ các môn học dành cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7, 8, 9. Đội ngũ xây dựng Học tốt 2021-2022 hướng tới mục tiêu giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản và phương pháp làm các dạng bài. Qua đó, học sinh có thể cải thiện kết quả học tập trên lớp.
Tại chương trình này, học sinh học tập theo lộ trình 4 bước: Học - Luyện - Hỏi - Kiểm tra đánh giá.
Bước Học: Các em được hệ thống lý thuyết căn bản. Giáo viên sử dụng một số ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ cho nội dung lý thuyết, đồng thời, hướng dẫn vận dụng kiến thức đó để làm các câu hỏi ở mức độ căn bản nhằm củng cố lý thuyết nền tảng.
Bước Luyện: Học sinh được hướng dẫn cách vận dụng lý thuyết vào thực hành bài tập ở mức độ cơ bản; mở rộng kiến thức nâng cao, giúp định hướng cách tư duy và có cách xử lý cho các dạng bài phức tạp hơn. Bên cạnh đó, các em có thể thực hành các bài tập tự luyện đính kèm bám sát nội dung kiến thức thầy cô giảng dạy, từ đó, củng cố và nâng cao kỹ năng giải bài.
Bước Hỏi: Học sinh có thể tham gia trao đổi bài ngay dưới mỗi bài giảng nếu có phần kiến thức chưa hiểu rõ hoặc bài tập liên quan tới nội dung cần giải đáp.
Bước Kiểm tra: Sau mỗi chương học, học sinh sẽ làm bài kiểm tra tổng hợp kiến thức của các nội dung trong đó. Thông qua kết quả bài làm, phụ huynh có thể đánh giá được năng lực của con. Qua đó, cha mẹ cùng con có thể thảo luận để điều chỉnh lộ trình học tập phù hợp với khả năng.
Để việc học trực tuyến đạt được hiệu quả cao nhất, học sinh nên rèn luyện nhiều kỹ năng như: tập trung theo dõi bài giảng kết hợp với ghi bài chọn lọc thông minh, chăm chỉ làm bài tập đầy đủ hằng ngày và ôn tập, kiểm tra lại thường xuyên để không bị quên kiến thức.
Thiên Minh