Sống xanh ngày càng phổ biến trên thế giới. Nó bao hàm nhiều phương diện trong đời sống hàng ngày như thái độ ứng xử với thiên nhiên, chuyện ăn, mặc, ở... nhưng chúng đều tác động và ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay, nhiều người đã chú trọng hơn đến việc thực hành sống xanh để bảo vệ môi trường, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một hành trình dài, cần sự chung tay góp sức của cá nhân và cả cộng đồng.
Bắt đầu từ ý thức cá nhân
Việc thực hành sống xanh để bảo vệ môi trường phụ thuộc vào ý thức và hành động của mỗi cá nhân. Vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn một giây nhưng sẽ mất từ 500 đến 1.000 năm nó mới có thể phân hủy được. Vì vậy, một hành động nhỏ như nói không với túi nilon cũng đã góp phần bảo vệ môi trường. Từ đó, mỗi người sẽ dần hình thành ý thức, thói quen suy nghĩ khi chọn lựa các sản phẩm tiêu dùng hướng tới các tiêu chí xanh từ thực phẩm, hàng thời trang, các mặt hàng gia dụng đến vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất, hay các dự án địa ốc. Bên cạnh các tiêu chí về giá cả, chất lượng sản phẩm, hiện nay, người tiêu dùng còn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất của các doanh nghiệp.
Hành động của doanh nghiệp
Bên cạnh ý thức của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng nhiều hơn tới việc bảo vệ môi trường, hướng tới cuộc sống xanh. Nhiều sản phẩm đã được nghiên cứu và sản xuất hướng đến các tiêu chí xanh như tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất và sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của người sử dụng. Chẳng hạn, các dòng máy điều hòa sử dụng công nghệ biến tần inverter tiết kiệm điện hay máy giặt tiết kiệm nước... cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Theo một số nghiên cứu, hiện nay, lĩnh vực xây dựng công trình làm hao tốn năng lượng, ảnh hưởng nhiều đến môi trường trái đất. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà đầu tư là làm sao để các công trình xây dựng vừa mang lại hiệu quả cao mà vẫn tốn ít năng lượng và ít tác động đến thiên nhiên. Ở cấp độ quản lý, nhiều tổ chức và quốc gia đã đưa ra hệ thống tiêu chuẩn xanh để làm tiêu chí đánh giá. Cụ thể, hệ thống đánh giá Green Seal (của Mỹ) hay Green Label (của Singapore)... là các hệ thống đánh giá có uy tín và khách quan trong việc cấp "chứng nhận xanh" cho các công trình cũng như các loại nguyên liệu đáp ứng việc xây dựng công trình xanh. Nhiều chủ đầu tư dự án và các tập đoàn cung cấp vật liệu liên quan đến xây dựng cũng đã căn cứ vào tiêu chí của các tổ chức trên để nghiên cứu và đưa ra các "sản phẩm xanh".
Trên thực tế, nhiều sản phẩm phục vụ xây dựng công trình xanh cũng đã được áp dụng tại một số quốc gia như bê tông trộn tro bay và xỉ lò cao (bê tông xanh) hay vải trang trí nội ngoại thất Glen Laven đạt chứng nhận của Green Seal, thay đổi ở quá trình hoàn thiện sản phẩm, giảm được 37,8 triệu lít nước thải mỗi năm. Bông sợi khoáng cách âm Rockwool cũng là sản phẩm tiết kiệm năng lượng, đạt chứng nhận của Green Label được nhiều người tiêu dùng sử dụng...
Nhận thức được điều đó, sau hơn 2 năm nghiên cứu, chuẩn bị, Công ty 4 Oranges vừa ra mắt dòng sản phẩm sơn cao cấp Spec Go Green, đáp ứng được các "tính năng xanh" như thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe con người. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các công trình không những bền vững mà còn bảo vệ môi trường, đáp ứng những tiêu chí của sản phẩm xanh.
Các sản phẩm này được sản xuất theo tiêu chuẩn Green Seal GS 11 của Mỹ, Green Label - Singlas 032 của Singapore, có hàm lượng VOC (hợp chất bay hơi) thấp và gần như không mùi, không chứa những kim loại nặng như chì, thủy ngân, crom, cadimium, antimony... an toàn cho sức khỏe của người sử dụng và người thi công, đồng thời không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường sống.
(Nguồn: Công ty 4 Oranges)