Theo quy định của pháp luật, người bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, chỗ ở có thể chống trả trong phạm vi phòng vệ chính đáng.
Khoản 1 điều 22 Bộ luật Hình sự quy định, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả một cách cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức.
Mặc dù chủ nhà được phép phòng vệ chính đáng nhưng đây chỉ là biện pháp chống trả khi cần thiết và không được vượt quá giới hạn cho phép.
Nếu chủ nhà chống trả quá mức bằng vũ lực hay các phương tiện nguy hiểm như: dao, súng, gậy... gây thiệt hại cho người có hành vi vi phạm sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về phòng vệ chính đáng. Cách tốt nhất, người bị xâm phạm nên hô hoán, kêu gọi những người người xung quanh giúp đỡ, can ngăn để tránh hậu quả xấu xảy ra và tìm cách báo với cơ quan công an gần nhất để được giải quyết.
Câu 5. Phát hiện người lạ trốn trong nhà, tôi có quyền bắt giữ?