Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình (HN&GĐ) quy định vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản trong các trường hợp sau:
- Phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
- Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
- Phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
- Bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Theo đó, phải xác định rõ mục đích vợ/chồng vay tiền là gì, để xem xét nghĩa vụ của người còn lại.
Trường hợp người vợ vay tiền, không có thỏa thuận với chồng, để đáp ứng nhu cầu riêng của bản thân thì người vợ phải tự chịu trách nhiệm về khoản vay. Nếu người vợ vay với các mục đích nhằm đáp ứng các nghĩa vụ như quy định tại Điều 37 nêu trên, thì chồng phải cùng chịu trách nhiệm liên đới về khoản vay.
Trên thực tế, rất khó để các bên tự xác định mục đích của việc vay tiền nếu trong Hợp đồng vay không nêu rõ. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bên cho vay có thể khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền yêu cầu người chồng liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản vay của vợ.
Câu 3: Bên vay và bên cho vay có thể tự do thỏa thuận mức lãi suất?