Đánh ghen không phải là một thuật ngữ pháp lý được quy định trong luật, nhưng có thể hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực (chẳng hạn dùng lời nói, hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và vượt sự cho phép của pháp luật) của một người để gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người mà họ cho rằng có quan hệ tình cảm bất chính với vợ hoặc chồng mình.
Như vậy, "đánh ghen trái luật" không chỉ đơn thuần là dùng vũ lực gây thương tích cho người khác mà việc có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì vẫn bị xem là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ vào mức độ hậu quả.
Theo đó, đánh ghen không dùng bạo lực vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, chế tài là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác quy định tại Điều 155 BLHS - hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền 10-30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng cho đến 5 năm.
Câu 4: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm "người thứ ba" nhưng nạn nhân không yêu cầu khởi tố thì cơ quan điều tra sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự?