Không có quan hệ vợ chồng hợp pháp nhưng hai người khi chia tay muốn phân quyền sở hữu tài sản, con cái phải áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 16 luật này quy định, việc phân chia tài sản được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp không có thỏa thuận, hai bên phải giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định khác.
Về tài sản riêng, nếu là tài sản của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó.
Với tài sản thuộc sở hữu chung, một trong hai người đều có quyền yêu cầu chia tài sản. Khi đối phương phản đối việc chia tài sản chung hoặc tài sản không thể chia được bằng hiện vật, người còn lại có thể yêu cầu đối phương bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ.
Về con chung, hai người tự thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con. Nếu không thoả thuận được, toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con rồi quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên, cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
Câu 5: Sau khi chia tay, bố/mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không?