Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, nếu người lao động không nộp hồ sơ hoặc hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, người này có thể bị chấm dứt, không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Người lao động sau khi nghỉ việc cần nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHTN gồm: đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu); sổ bảo hiểm xã hội; bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: hợp đồng lao động đã hết hạn; giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động (đối với công việc theo mùa vụ hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng); quyết định thôi việc, sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi muốn nhận trợ cấp. Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, người lao động đến nhận quyết định hưởng trợ cấp. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người lao động phải tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên. Hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo quy định.
Câu 5: Có được ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận trợ cấp thất nghiệp thay?