Mỗi tháng, người lao động phải đóng 1% lương cho BHTN. Khi thất nghiệp, số tiền người lao động được hưởng hàng tháng = 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, nhưng không được vượt quá mức hưởng tối đa.
Về mức hưởng tối đa, điều 50 Luật Việc làm năm 2013 quy định:
- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
Cụ thể: Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
- Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
- Thời gian hưởng trợ cấp được tính theo số tháng đóng BHTN. Nếu người lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng hưởng không quá 12 tháng.
Ví dụ, anh Dũng làm tại một công ty tư nhân ở Hà Nội, lương tháng 30 triệu đồng, tham gia BHTN được 12 tháng. 4 tháng cuối anh bị giảm lương xuống còn 25.000.000 đồng/tháng. Mức bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là (30.000.000 x 2 tháng + 25.000.000 x 4 tháng)/6 = 26.666.000 đồng.
Số tiền trợ cấp anh được hưởng sau khi thất nghiệp là 26.666.000 x 60% = 16.000.000 đồng/tháng. Mức hưởng này không vượt quá số tiền trợ cấp tối đa tại vùng I.
Câu 7: Tôi tạm hoãn hợp đồng lao động trong 6 tháng vì dịch bệnh. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian này?