Đề bài: Điền các số từ 1 đến 9 vào ô trống để được kết quả đã cho:
Giải:
Đề bài chỉ yêu cầu sử dụng các số từ 1 đến 9 để điền vào ô trống mà không yêu cầu số điền vào không được trùng lắp. Bài toán cũng chỉ cần một đáp án chứ không cần tất cả.
Bài giải sau đây sử dụng hoàn toàn kiến thức của cấp tiểu học. Để cho đơn giản ta giả sử (hay giả thiết tạm) các số hạng trong các phép nhân, chia, ngoại trừ các số hạng đã biết, đều bằng 1, những số giả thiết này có màu đỏ. Như vậy ta có bảng sau:
Bây giờ ta thực hiện việc loại bỏ các số hạng đã biết ở vế bên trái của phép tính, giống như bài toán tìm X trong tiểu học. Nếu số loại bỏ là số hạng của phép cộng thì ta giảm vế bên phải số cần loại; nếu số hạng cần loại bỏ là số trừ trong phép trừ thì ta thêm vào vế phải số cần loại bỏ.
Chú ý, dãy phép tính nhân chia được xem là một số hạng có giá trị là kết quả của dãy phép tính này. Ta được dãy tính bao gồm ba số hạng chưa biết sau khi thực hiện loại bỏ như sau:
Đến đây ta có thể điền các số chưa biết như sau: Các số hạng trong phép cộng là số lớn nhất có thể và số trừ là số nhỏ nhất có thể. Ta được:
Kết quả này sai vì vế phải lớn hơn vế trái là 44. Ta có thể bù thêm để cho vế trái bằng với vế phải bằng cách điều chỉnh các số ta đã giả sử là một trong dãy các phép tính nhân chia:
Ta có: 44 = 13 x 3 + 5 x 1 = 13 x 3 : 1 + 5 x 1 : 1.
Và: 1+3 =4; 5 + 1 = 6 (1 là số đã giả sử và 3, 5 là số được điều chỉnh thêm)
Vậy kết quả là:
Kết luận: Bài toán rèn cho học sinh cách đơn giản hóa vấn đề cần phải giải quyết, và ôn tập cho học sinh trật tự thực hiện các phép tính. Thiết nghĩ đây là một bài toán để học sinh rèn tư duy rất tốt. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 3 thì bài toán lại trở nên quá khó.
Gửi thư đến VnExpress, bạn đọc Hồ Hữu Công cho biết, cháu của anh đang học lớp 3 ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Vừa rồi trường đưa đề ôn thi cuối kỳ có bài toán đặc biệt mà cháu không thể giải. "Cháu đã gửi cho chúng tôi nhờ giải nhưng chúng tôi cũng bó tay. Mong Ban Giáo dục hỏi các chuyên gia xem đề như vậy có thực sự phù hợp với học sinh lớp 3 không”, bạn đọc Công viết. Thầy giáo Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng, đánh giá bài toán này khó ngay cả với những người lớn giỏi toán, vì vậy sẽ rất khó cho học sinh lớp 3. "Tôi đã gửi bài toán cho một số người, trong đó có cả tiến sĩ kinh tế có xuất phát từ Toán học, nhưng họ chưa đưa ra được lời giải", thầy Phương cho hay. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Giang (Nghiên cứu sinh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã dùng ngôn ngữ lập trình Maple để thử tìm hết tất cả đáp án của bài toán và chỉ 3-4 phút đã cho tới 74 trang A4 các đáp số. |
Huỳnh Tuấn Anh
Nha Trang, Khánh Hòa