Theo dữ liệu từ Liên đoàn Hậu cần và Mua sắm Trung Quốc, hậu cần công nghiệp, động lực chính của tăng trưởng chung, đã tăng 5,8% lên 318.400 tỷ nhân dân tệ. Các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm cả mạch tích hợp, báo cáo mức tăng trưởng khối lượng hậu cần vượt quá 15%.

Robot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo phân loại sản phẩm tại một trung tâm hậu cần của doanh nghiệp may mặc ở Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: China Daily
Tỷ lệ chi phí hậu cần xã hội trên GDP giảm xuống còn 14,1%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với năm 2023, phản ánh hiệu quả được cải thiện. Việc giảm chi phí là do nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng hậu cần, cũng như tối ưu hóa và tăng cường cấu trúc hậu cần.
Đến cuối năm 2024, Trung Quốc xây dựng được 151 trung tâm hậu cần quốc gia và hơn 2.500 kho hàng ở nước ngoài. Nước này cũng đã mở 168 tuyến bay chở hàng quốc tế mới trong năm qua.
"Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hậu cần và tối ưu hóa mạng lưới đã thúc đẩy phân bổ nguồn lực và kết nối xuyên biên giới", Hu Han, một quan chức của Trung tâm thông tin hậu cần Trung Quốc cho biết.
Hu cho biết, nền kinh tế Trung Quốc về cơ bản là vững chắc và đầy tiềm năng, tạo hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển lâu dài của ngành hậu cần.
Tuệ Anh (theo China Daily)