Mặt khác sự can thiệp của chính phủ để ngăn chặn giá lương thực tăng cao bằng cách đưa ra lệnh cấm xuất khẩu và dự trữ hàng hóa có thể làm trầm trọng thêm sự biến động giá cả hàng hóa.
Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo tăng 15% vào cuối tháng 6 năm 2013, thêm rằng giá lương thực thế giới đang tăng lên lại do hạn hán ở Mỹ, Nga và Nam Mỹ nhìn chung đã thu nhỏ lại các vụ mùa và cũng đã thắt chặt hàng tồn kho ở mức thấp.
Do hạn hán ở các nước xuất khẩu chính và nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, cùng với các kho dự trữ toàn cầu lúa mì, gạo, bắp và đậu nành dự báo sẽ giảm xuống còn 19,6% năm 2012-2013, chỉ cao hơn mức 0,4% của năm 2007-2008.
Theo Ngân hàng Rabobank, "Khoảng thời gian này, các mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là phần lớn những mặt hàng được sử dụng cho thức ăn chăn nuôi và không phải là mặt hàng lương thực cốt lõi của các nền kinh tế đang phát triển của thế giới". Không giống như sự thiếu hụt ngũ cốc đã được thấy trong năm 2008, năm nay tình trạng khan hiếm sẽ ảnh hưởng đến các cây trồng đề chế biến cho thức ăn chăn nuôi cùng với các hậu quả nghiêm trọng ảnh đến protein động vật và ngành công nghiệp sữa.
Báo cáo của nhóm Cố vấn và Nghiên cứu Lương thực và Kinh doanh nông nghiệp (FAR) của Ngân hàng Rabobank, cho biết giá các loại ngũ cốc và hạt có dầu toàn cầu có khả năng duy trì ở mức cao ít nhất 12 tháng tới.
Và cũng đã nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của giá lương thực tăng cao lên người tiêu dùng nghèo nhất sẽ được giảm trong khoảng thời gian này, Luke Chandler, người đứng đầu FAR nói, “... người mua có thể chuyển tiêu dùng từ protein động vật sang tiêu dùng các loại ngũ cốc chủ yếu như gạo và lúa mì. Các mặt hàng này hiện đang rẻ hơn 30% so với đỉnh cao năm 2008”.
An ninh lương thực vẫn còn là một vấn đề rất nhạy cảm ở nhiều nơi trên thế giới, báo cáo cho biết, "Chúng tôi cho rằng sự các can thiệp của chính phủ quay trở lại, có thể làm trầm trọng thêm biến động giá lương thực và hàng hóa." Tăng trong dự trữ hàng hóa và các biện pháp can thiệp như lệnh cấm xuất khẩu là khả năng rất có thể xảy ra trong năm 2012-2013 khi chính phủ của các nước trên toàn cầu đối phó lại việc tăng giá lương thực toàn cầu nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước.
Theo ITPC