Nằm sâu trong xóm đạo Phú Bình (quận 11, TP HCM), gia đình ông Nguyễn Trọng Thành được biết đến là hộ làm lồng đèn giấy kiếng độc đáo nhất xóm. Mỗi mùa Trung thu, gia đình sản xuất hàng nghìn chiếc đèn cỡ lớn.
"Nhà tôi đã hai đời làm lồng đèn giấy kiếng. Bố mẹ từ Nam Định vào Sài Gòn làm, rồi tới anh em tôi. Ban đầu, cả 8 anh em cùng làm, giờ nghề khó khăn chỉ còn hai anh em", ông Thành (50 tuổi, trái) cùng ông Nguyễn Trọng Bình (40 tuổi) bên con rồng dài 1,5 m mới hoàn thành.
Nằm sâu trong xóm đạo Phú Bình (quận 11, TP HCM), gia đình ông Nguyễn Trọng Thành được biết đến là hộ làm lồng đèn giấy kiếng độc đáo nhất xóm. Mỗi mùa Trung thu, gia đình sản xuất hàng nghìn chiếc đèn cỡ lớn.
"Nhà tôi đã hai đời làm lồng đèn giấy kiếng. Bố mẹ từ Nam Định vào Sài Gòn làm, rồi tới anh em tôi. Ban đầu, cả 8 anh em cùng làm, giờ nghề khó khăn chỉ còn hai anh em", ông Thành (50 tuổi, trái) cùng ông Nguyễn Trọng Bình (40 tuổi) bên con rồng dài 1,5 m mới hoàn thành.
Theo ông Thành, để làm chiếc đèn lồng khổng lồ phải tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị và các công đoạn gia công khác nhau. "Thời gian hoàn thiện sản phẩm thường trước Trung thu một tháng nhưng trước đó, từ đầu năm anh em tôi đã mua tre, giấy kiếng chuẩn bị", ông Thành nói, vừa thoăn thoắt chẻ tre, một trong những công đoạn đầu tiên làm lồng đèn.
Theo ông Thành, để làm chiếc đèn lồng khổng lồ phải tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị và các công đoạn gia công khác nhau. "Thời gian hoàn thiện sản phẩm thường trước Trung thu một tháng nhưng trước đó, từ đầu năm anh em tôi đã mua tre, giấy kiếng chuẩn bị", ông Thành nói, vừa thoăn thoắt chẻ tre, một trong những công đoạn đầu tiên làm lồng đèn.
"Trước đây, mẫu mã chỉ xoay quanh con thỏ, con gà và hình ông sao. Giờ thị hiếu khách hàng thay đổi. Họ cần gì, mình làm theo", ông Thành chia sẻ mẫu đèn cá vàng được một siêu thị ở quận 1, TP HCM đặt.
Cũng theo ông, năm nay gia đình nhận được khoảng 4.000 đơn đặt hàng, chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn và Việt kiều ở Mỹ, Canada.
"Trước đây, mẫu mã chỉ xoay quanh con thỏ, con gà và hình ông sao. Giờ thị hiếu khách hàng thay đổi. Họ cần gì, mình làm theo", ông Thành chia sẻ mẫu đèn cá vàng được một siêu thị ở quận 1, TP HCM đặt.
Cũng theo ông, năm nay gia đình nhận được khoảng 4.000 đơn đặt hàng, chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn và Việt kiều ở Mỹ, Canada.
Ông Thành lắp khung cho chiếc đèn hình con cá có chiều dài 1,6 m, cao một mét. Sản phẩm có giá 2 triệu đồng.
Ông Thành lắp khung cho chiếc đèn hình con cá có chiều dài 1,6 m, cao một mét. Sản phẩm có giá 2 triệu đồng.
"Dán giấy kiếng là công đoạn dễ nhất nên gia đình tôi thường thuê chị Vân, hàng xóm làm với tiền công vài chục nghìn đồng cho một sản phẩm", ông Nguyễn Trọng Bình, làm nghề đã hơn 20 năm, chia sẻ.
"Dán giấy kiếng là công đoạn dễ nhất nên gia đình tôi thường thuê chị Vân, hàng xóm làm với tiền công vài chục nghìn đồng cho một sản phẩm", ông Nguyễn Trọng Bình, làm nghề đã hơn 20 năm, chia sẻ.
Sơn vẽ là công đoạn khó nhất để tạo hồn cốt cho sản phẩm và cần thợ có tay nghề.
Để tránh độc hại cho người tiêu dùng, người thợ thường sử dụng sơn bột để sơn vẽ cho chiếc đèn.
Ông Thành gắn quả bóng nhựa, tượng trưng cho hình ảnh rồng phun châu nhả ngọc, cũng là công đoạn cuối cùng hoàn thành sản phẩm.
Ông Thành gắn quả bóng nhựa, tượng trưng cho hình ảnh rồng phun châu nhả ngọc, cũng là công đoạn cuối cùng hoàn thành sản phẩm.
Những con công được gắn những sợi lông bằng giấy kiếng nhiều màu sắc. Sản phẩm có giá 30.000 - 80.000 đồng tùy kích cỡ và độ khó.
Những con công được gắn những sợi lông bằng giấy kiếng nhiều màu sắc. Sản phẩm có giá 30.000 - 80.000 đồng tùy kích cỡ và độ khó.
Những chiếc lồng đèn khổng lồ được ông Bình treo trong nhà để chờ khách tới nhận hàng. Ông cho biết, sản phẩm có kích thước lớn nhất của gia đình ông từng làm là lồng đèn hình con rồng với chiều dài hơn 4 m.
Những chiếc lồng đèn khổng lồ được ông Bình treo trong nhà để chờ khách tới nhận hàng. Ông cho biết, sản phẩm có kích thước lớn nhất của gia đình ông từng làm là lồng đèn hình con rồng với chiều dài hơn 4 m.
Thương lái thu mua lồng đèn giấy kiếng ở xóm đạo Phú Bình để tiêu thụ.
"Thời hoàng kim của lồng đèn giấy kiếng là những năm 1990-2000, cả xóm này làm suốt ngày đêm vẫn không hết việc để chuyển hàng đi các tỉnh miền Tây. Khi có lồng đèn Trung Quốc cạnh tranh, đơn hàng thưa dần. Vài năm trở lại đây, Việt kiều ở Mỹ, Canada rồi Singapore bắt đầu quan tâm tới lồng đèn giấy kiếng, cũng là tín hiệu vui", ông Bình chia sẻ thêm.
Thương lái thu mua lồng đèn giấy kiếng ở xóm đạo Phú Bình để tiêu thụ.
"Thời hoàng kim của lồng đèn giấy kiếng là những năm 1990-2000, cả xóm này làm suốt ngày đêm vẫn không hết việc để chuyển hàng đi các tỉnh miền Tây. Khi có lồng đèn Trung Quốc cạnh tranh, đơn hàng thưa dần. Vài năm trở lại đây, Việt kiều ở Mỹ, Canada rồi Singapore bắt đầu quan tâm tới lồng đèn giấy kiếng, cũng là tín hiệu vui", ông Bình chia sẻ thêm.
Thành Nguyễn