"Túp lều" 8m2 trên nóc nhà vệ sinh công cộng trong một con ngõ ở Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nhà của ông Nguyễn Phùng Hải, 80 tuổi và vợ là bà Nguyễn Thị Xâm, 70 tuổi, cùng cô con gái 26 tuổi. Khu nhà vệ sinh này là của chung của 6 hộ gia đình trong ngõ.
"Túp lều" 8m2 trên nóc nhà vệ sinh công cộng trong một con ngõ ở Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nhà của ông Nguyễn Phùng Hải, 80 tuổi và vợ là bà Nguyễn Thị Xâm, 70 tuổi, cùng cô con gái 26 tuổi. Khu nhà vệ sinh này là của chung của 6 hộ gia đình trong ngõ.
Vách nhà là những tấm tôn, quây tạm bợ, chắp vá, lâu ngày hoen gỉ, tạo thành những lỗ thủng nhỏ. Bên trong nhà tăm tối và xập xệ, tường bong tróc từng mảng, chất đầy đồ đạc.
Vách nhà là những tấm tôn, quây tạm bợ, chắp vá, lâu ngày hoen gỉ, tạo thành những lỗ thủng nhỏ. Bên trong nhà tăm tối và xập xệ, tường bong tróc từng mảng, chất đầy đồ đạc.
Những hôm trời mưa, nước từ mái tôn dột chảy ồ ạt vào trong nhà, bà Xâm liên tục dùng chổi quét nước ra ngoài. “Không quét nhanh, nước lên có lần cao đến 20 phân. Nếu mưa cả đêm thì cả đêm thức mà quét nước”, bà Xâm nói.
Những hôm trời mưa, nước từ mái tôn dột chảy ồ ạt vào trong nhà, bà Xâm liên tục dùng chổi quét nước ra ngoài. “Không quét nhanh, nước lên có lần cao đến 20 phân. Nếu mưa cả đêm thì cả đêm thức mà quét nước”, bà Xâm nói.
Chiếc chiếu này là "giường" của bà Xâm và con gái, phủ lên trên một tấm gỗ 1x1,5 mét. Dưới tấm gỗ mục là lớp gạch ẩm ướt, cũng chính là mái của nhà vệ sinh.
Chiếc chiếu này là "giường" của bà Xâm và con gái, phủ lên trên một tấm gỗ 1x1,5 mét. Dưới tấm gỗ mục là lớp gạch ẩm ướt, cũng chính là mái của nhà vệ sinh.
Trước đây con ngõ này chỉ có gia đình ông Hải ở, sau có thêm mấy hộ nữa. Năm 1975, vì độc thân, không muốn làm phiền gia đình, thấy nóc nhà vệ sinh công cộng có thể tận dụng được để ở nên ông dọn lên.
“Hồi đó tôi chỉ ở khoảng 3 m2, lợp mái và quây cót ép, giấy dầu. Năm 1989 lấy vợ, nhà thêm người nên cơi nới ra bằng diện tích bây giờ”, ông Hải cho hay.
Trước đây con ngõ này chỉ có gia đình ông Hải ở, sau có thêm mấy hộ nữa. Năm 1975, vì độc thân, không muốn làm phiền gia đình, thấy nóc nhà vệ sinh công cộng có thể tận dụng được để ở nên ông dọn lên.
“Hồi đó tôi chỉ ở khoảng 3 m2, lợp mái và quây cót ép, giấy dầu. Năm 1989 lấy vợ, nhà thêm người nên cơi nới ra bằng diện tích bây giờ”, ông Hải cho hay.
Bà Xâm người nông thôn, lấy ông Hải năm 39 tuổi, còn ông 49. “Qua mai mối nên tôi cũng chẳng biết nhà cửa ông ấy ra sao. Đón dâu về, trèo lên nóc nhà vệ sinh, tôi hoảng hồn: 'Đời mình ra tóp rồi. Phòng cưới gì mà dột nát, tạm bợ, xung quanh dây dưa lê và cỏ mọc xanh rợp'”, bà kể.
Đêm tân hôn, bà Xâm nhất quyết không ngủ với chồng mà đi ngủ nhờ. Hôm sau bà bỏ đi, nhưng nghĩ lại "giàu nghèo gì đó cũng là chồng mình" nên trở về với ông. Từ ngày đó, bà chẳng dám mời họ hàng lên chơi vì xấu hổ. Hai người con cũng chưa từng mời bạn bè về nhà chơi.
Bà Xâm người nông thôn, lấy ông Hải năm 39 tuổi, còn ông 49. “Qua mai mối nên tôi cũng chẳng biết nhà cửa ông ấy ra sao. Đón dâu về, trèo lên nóc nhà vệ sinh, tôi hoảng hồn: 'Đời mình ra tóp rồi. Phòng cưới gì mà dột nát, tạm bợ, xung quanh dây dưa lê và cỏ mọc xanh rợp'”, bà kể.
Đêm tân hôn, bà Xâm nhất quyết không ngủ với chồng mà đi ngủ nhờ. Hôm sau bà bỏ đi, nhưng nghĩ lại "giàu nghèo gì đó cũng là chồng mình" nên trở về với ông. Từ ngày đó, bà chẳng dám mời họ hàng lên chơi vì xấu hổ. Hai người con cũng chưa từng mời bạn bè về nhà chơi.
Ở trên nóc khu vệ sinh nên hầu như lúc nào nhà ông Hải cũng phảng phất mùi xú uế, đặc biệt khi trời nắng nóng. Ngày nào hai ông bà cũng thay nhau dội nước, quét nhà vệ sinh chung mong nhà mình ở trên bớt ô nhiễm.
Họ khổ hơn mỗi dịp nóng hầm hập mùa hè. Ông Hải thường phải dành vài tiếng buổi chiều để hất nước lên tường cho mát.
Ở trên nóc khu vệ sinh nên hầu như lúc nào nhà ông Hải cũng phảng phất mùi xú uế, đặc biệt khi trời nắng nóng. Ngày nào hai ông bà cũng thay nhau dội nước, quét nhà vệ sinh chung mong nhà mình ở trên bớt ô nhiễm.
Họ khổ hơn mỗi dịp nóng hầm hập mùa hè. Ông Hải thường phải dành vài tiếng buổi chiều để hất nước lên tường cho mát.
Hai vợ chồng ao ước có một căn nhà to rộng hơn. Tuy nhiên kinh tế giờ phụ thuộc vào cậu con trai đã ở riêng, thêm vài đồng ông Hải bơm xe ngoài phố nên chẳng dư dả. Bà Xâm từng bán bún riêu nhưng 4 năm nay nghỉ vì bệnh khớp, thiên đầu thống, vì thế ước mơ về ngôi nhà mới dường như là không tưởng.
“Thằng cả cũng có ý định gom góp mua chung cư rồi đón bố mẹ về nhưng chưa chắc chúng tôi đã chuyển đi. Chúng tôi muốn được tự do hơn là làm phiền con cháu”, ông Hải cho hay.
Hai vợ chồng ao ước có một căn nhà to rộng hơn. Tuy nhiên kinh tế giờ phụ thuộc vào cậu con trai đã ở riêng, thêm vài đồng ông Hải bơm xe ngoài phố nên chẳng dư dả. Bà Xâm từng bán bún riêu nhưng 4 năm nay nghỉ vì bệnh khớp, thiên đầu thống, vì thế ước mơ về ngôi nhà mới dường như là không tưởng.
“Thằng cả cũng có ý định gom góp mua chung cư rồi đón bố mẹ về nhưng chưa chắc chúng tôi đã chuyển đi. Chúng tôi muốn được tự do hơn là làm phiền con cháu”, ông Hải cho hay.
Dù là nhà “nhảy dù” nhưng ông Hải không lo bị ai kiện. “Có ai kiện cái người ở trên nóc chuồng xí không?”, nói rồi ông cười ha hả.
Bà Hồ Thị Minh, tổ phó tổ 7, cụm 2 Hàng Bạc, cũng là hàng xóm của ông Hải, cho hay gia đình ông thuộc hộ nghèo đã nhiều năm, 2018 mới thoát nghèo vì các con đã đi làm, có thu nhập. Đây là gia đình duy nhất trong tổ có gần 1.000 hộ dân phải sống trên nóc nhà vệ sinh công cộng.
Dù là nhà “nhảy dù” nhưng ông Hải không lo bị ai kiện. “Có ai kiện cái người ở trên nóc chuồng xí không?”, nói rồi ông cười ha hả.
Bà Hồ Thị Minh, tổ phó tổ 7, cụm 2 Hàng Bạc, cũng là hàng xóm của ông Hải, cho hay gia đình ông thuộc hộ nghèo đã nhiều năm, 2018 mới thoát nghèo vì các con đã đi làm, có thu nhập. Đây là gia đình duy nhất trong tổ có gần 1.000 hộ dân phải sống trên nóc nhà vệ sinh công cộng.
Hải Hiền - Ngọc Thành