Nằm trên quốc lộ 1A, đèo Cù Mông tuy ngắn nhưng là một trong những đèo núi hiểm trở nhất, từng lọt top 5 đèo núi nổi tiếng ở Việt Nam năm 2015. Đèo dài 7 km, đỉnh đèo cao 245 m, đường dốc và có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao.
Đèo Cù Mông chính là ranh giới hai nước Đại Việt và Chiêm Thành khi xưa. Đây cũng từng là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên, khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu (quốc lộ 1D).

Đèo Cù Mông là ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên. Ảnh: dulichphuyen
Nhiều ý kiến cho rằng tên đèo Cù Mông xuất phát từ thế núi trải dài từ cao nguyên An Khê (Gia Lai) đổ ra biển, trông như con rồng phủ phục mà đầu là Xuân Lộc (Phú Yên) ra tới Ghềnh Ráng (Bình Định), đuôi níu giữ dãy Ngọc Linh. Chân đèo là nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử, cũng là điểm tham quan nổi tiếng ở Quy Nhơn, Bình Định.
Theo Báo Phú Yên, tên cũ của ngọn đèo này là Cù Mãng, trong đó "Cù" là linh vật đầu lân, mình rồng còn "Mãng" là rắn thần. Khi mưa gió bão bùng, dân địa phương gọi là Cù dậy vì cả vùng đèo đầy sấm chớp, các ngọn cây cong oằn tựa như linh vật chuyển mình. Những đợt sóng tạt lên rìa đá lởm chởm gợi liên tưởng đến đầu rồng đang há mõm hút nước.
Ngoài ra, truyền thuyết còn kể rằng khi hạn hán, ông trời sai con cù mãng (rắn xanh) xuống đỉnh đèo để bắt beo thần và làm mưa cho vùng đất này. Do đó, cứ tháng 9, tháng 10 âm lịch, cả vùng Cù Mông nổi mưa gió, do cuộc huyết chiến giữa thần cù mãng và beo thần ngày xưa.
Đi dọc từ Bắc vào Nam, khi vượt qua đèo Cù Mông đến địa phận Phú Yên, du khách sẽ nhìn thấy đầm Cù Mông, tên gọi thân thuộc là vũng Mồi. Đầm là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá ngựa, sò đá, đặc biệt đây là vùng nuôi tôm hùm thương phẩm lớn nhất tỉnh Phú Yên.
Vùng này còn nổi tiếng với món bánh nậm làm từ bột gạo xay nhuyễn, có nhân đậu xanh, thịt băm hoặc tôm, được gói trong lá chuối. Tương truyền, khi bị quân Tây Sơn truy sát, Nguyễn Ánh đã lẩn trốn ở đây. Trong thời điểm khó khăn và thiếu thốn, bà Phạm thị trong làng đã làm những chiếc bánh nậm cứu đói cho tàn quân, chỉ đường cho họ thoát khỏi sự truy bức. Về sau, khi lên ngôi vua, Nguyễn Ánh đã tìm đến tạ ơn ân nhân của mình.
Câu 4: Tên gọi Phú Yên có từ bao giờ?
a. Thế kỷ 15
b. Thế kỷ 16
c. Thế kỷ 17