Những đứa con thông minh, tài giỏi là niềm vui của bất kỳ người làm cha mẹ nào. Ngoài yếu tố nuôi dạy đóng vai trò quan trọng thì trẻ có những gene trội là lợi thế, giúp con có "vạch xuất phát" tốt hơn. Nhờ đó, trẻ cũng dễ đạt được điểm số cao ở trường, thuận lợi trong công việc và thành công trong tương lai hơn những trẻ khác.
Bà Tăng Ngọc Nữ (Thạc sĩ Công nghệ sinh học Đại học Cornell Mỹ, Trưởng phòng tư vấn di truyền tại Genetica) chia sẻ, trẻ sở hữu bộ gene con nhà người ta là các gene trội bẩm sinh về trí thông minh, ngôn ngữ, toán học, âm nhạc... Chẳng hạn như gene PLXNB2 có thể ảnh hưởng đến cách các tế bào não tự sắp xếp. Sự sắp xếp theo không gian này rất quan trọng trong việc tương tác giữa số lượng lớn các tế bào não và các chất dẫn truyền thần kinh. Điều này có thể lý giải tại sao trẻ có biến thể có lợi của kiểu gene này thường thông minh.
Gene LINC01104 cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và vận hành của vỏ não. Vỏ não là lớp ngoài của não có liên quan đến trí nhớ, học tập, ngôn ngữ, đánh giá, tập trung và có liên quan đến trí thông minh khác. Phiên bản có lợi của gen LINC01104 giúp bé dễ thuộc nhóm đạt điểm cao ở trường.
Thạc sĩ Ngọc Nữ chia sẻ thêm, các nghiên cứu cho thấy, khả năng di truyền của chỉ số thông minh (IQ) có thể lên tới 80%. Tức là cha và mẹ, cha hoặc mẹ mang gene trội về trí thông minh thì con cái có thể thừa hưởng gene trội này. Do đó, chúng ta thường thấy khi các con của bố mẹ thông minh, thành đạt thường giỏi giang. Song yếu tố di truyền không phải là tất cả. Vì có những đứa trẻ dù chỉ số thông minh ở mức bình thường, thậm chí thấp nhưng được nuôi dưỡng tốt vẫn đạt nhiều thành tích trong học tập, công việc.
"Trước đây, người ta thường đề cao, đánh giá một đứa ra thông minh, dễ đạt được thành công qua chỉ số IQ. Nhưng sau này, các nhà khoa học nhận thấy, ngay cả không ít trẻ có IQ rất cao nhưng lại thất bại trong cuộc sống. Điều này có thể do trẻ còn thiếu kỹ năng sống để tạo bàn đạp thăng tiến. Hiện nay được nhắc đến nhiều là chỉ số cảm xúc EQ. Những trẻ có chỉ số EQ cao thường dễ dàng thành công hơn những trẻ có IQ cao", Thạc sĩ Ngọc Nữ nói.
Cách giúp trẻ tối ưu gene trội và khắc phục nhược điểm
Nếu con của bạn có được lợi thế về gene trong các lĩnh vực khác nhau thì đó là điều đáng mừng. Cha mẹ có thể giáo dục, giúp con phát huy hơn nữa những điểm tích cực này.
Trường hợp những trẻ chưa sở hữu gene trội, theo thạc sĩ Ngọc Nữ, điều này sẽ phụ thuộc vào vấn đề cụ thể mà kiểu gene của trẻ ảnh hưởng. Chẳng hạn những bé mang biến thể trên gene ATX N2L sẽ dễ có vấn đề thoái hóa thần kinh (mất tế bào thần kinh do lão hóa) thì nên có thói quen tập thể dục từ nhỏ. Các bài tập aerobic như chạy hoặc đi bộ nhanh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh. Ngoài ra, gia đình nên chú ý bổ sung chất chống oxy hóa thường được gọi là chất bảo vệ não bộ trong thực đơn của trẻ. Chúng được tìm thấy trong thực phẩm, trái cây có vitamin C, B12... như cam, quýt, bưởi, dâu tây, cà chua, rau cải xanh...
Ví dụ, nếu trẻ mang biến thể bất lợi trên gene ARHGAP15 (gene điều phối sự giao tiếp giữa các tế bào não) thì phải cố gắng nhiều hơn để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Đôi khi, điều này sẽ tạo ra sự thất vọng và không hài lòng. Nếu trẻ gặp vấn đề này, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách chia nhỏ từng phần trong một nhiệm vụ phức tạp. Phụ huynh nên hỗ trợ trẻ đặt ra mục tiêu vừa sức và thông minh để tăng thêm động lực hoàn thành những điều con mong muốn.
Để biết trẻ sở hữu những bộ gene có ưu thế hay bất lợi, cha mẹ có thể xét nghiệm gene cho con. Giải mã gene giúp nhìn nhận bức tranh tổng thể trong sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ bao gồm cả bốn mặt: phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và cảm xúc. Hình thức này rất đơn giản chỉ bằng cách phết niêm mạc miệng với bông gòn chuyên dụng để lấy mẫu nước bọt trong vòng vài phút. Phụ huynh có thể thực hiện tại nhà và gửi mẫu đến đơn vị xét nghiệm để phân tích. Trong vòng 7-14 ngày, gia đình có thể nhận được kết quả và các chuyên viên di truyền sẽ tư vấn định hướng cách để tối ưu năng lực của con.
Quan trọng hơn, thạc sĩ Ngọc Nữ khuyên cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, dạy học và chơi các trò chơi phát triển trí não, cùng con phát triển kỹ năng sống. Đây là "bệ phóng" để các bé trở thành người tài giỏi, thành công và có ích cho xã hội trong tương lai.
Phương pháp nuôi dạy con góp phần tối ưu hóa sự tăng trưởng của tế bào thần kinh. Để duy trì sự tăng trưởng của tế bào thần kinh, phương pháp giáo dục tích cực yêu thương, không đòn roi cũng rất quan trọng. Bởi các nghiên cứu cho thấy, đòn roi có liên quan đến IQ và sức khỏe tinh thần thấp ở trẻ.
Năng lực tư duy và khả năng học tập của các bé cũng có thể được tăng lên bằng cách phụ huynh thường trò chuyện với con. Nghiên cứu cho thấy, cha mẹ sử dụng từ ngữ đa dạng sẽ nuôi dạy con thành đứa trẻ thông minh, lanh lợi. Dành thời gian trò chuyện, vui chơi với con sẽ giúp ích, gắn kết tình yêu thương trong gia đình.
Kim Uyên