Sự chuyển dịch mang tính tập thể được xác định do văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể, công ty thường theo mô hình từ trên xuống dưới, yêu cầu sự vâng lời, ít có không gian cho sáng tạo. Trong khi đó, Gen Z đang chú trọng sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và lịch làm việc linh hoạt.
"Các công ty tài chính thường quản lý truyền thống bằng chuỗi lệnh từ trên xuống", người quản lý 15 năm kinh nghiệm ở ngân hàng thương mại, nói. "Điều này không khác gì với văn hóa trong quân đội. Nếu có mệnh lệnh, bạn phải tuân theo mà không được hỏi".
Người không tuân thủ thường chậm thăng tiến hoặc bị từ chối. Do đó, Gen Z thường gặp sốc văn hóa, dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao hơn.
Khảo sát về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG) của ba tập đoàn tài chính hàng đầu Hàn Quốc là KB, Shinhan và Hana cho thấy tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên dưới 30 tuổi trung bình là 4,77%. Con số này tăng gấp tám lần so với 0,57% vào năm 2020.
Năm ngoái, tỷ lệ ở KB là 5,7% tăng so với mức 5,5% vào năm 2022. Nhóm lao động Gen Z nghỉ việc tăng cao hơn mức 2,2% của nhóm 30-50 tuổi và 1,2% nhóm trên 50 tuổi.
Ở Shinhan, tỷ lệ nghỉ việc năm ngoái là 7,2% tăng 1,4 điểm phần trăm so với mức 5,8% của năm ngoái. Nhân viên mới và nhân viên cấp thấp chiếm 8,9% trong khi cấp quản lý 6,6% và quản lý cấp cao 5,9%.
Khảo sát của nền tảng tuyển dụng Job Korea cho thấy 49,3% Gen Z không hài lòng với công việc của mình. Họ cho biết cảm giác này thúc đẩy việc tìm kiếm công ty khác. Đồng thời, có 47,6% cho biết họ hiện không chuẩn bị thay đổi công việc nhưng sẵn sàng xem xét khi gặp cơ hội tốt.
Mặt khác, các công ty start-up như Naver, Kakao Pay và Viva Republica vẫn đang là đơn vị tuyển dụng yêu thích của Gen Z.
Ở công ty thanh toán nhanh Kakao Pay, nhân viên thuộc thế hệ Millennials và Gen Z chiếm 90%. Độ tuổi trung bình ở công ty công nghệ Toss là 32. Ứng dụng Viva Republica cũng được đánh giá tốt bởi môi trường làm việc linh hoạt cùng gói nghỉ phép hấp dẫn.
Ngọc Ngân (Theo Korea Times)