Họ cũng là thế hệ đề xuất thẳng thắn lương mong muốn, hơn 50% đề xuất lương 50.000 - 100.000 USD mỗi năm trong khi 25% kỳ vọng 100.000 - 200.000 USD.
Trong đó, 71% Gen Z tin minh bạch lương trong công sở rất quan trọng.
"Họ gắn hạnh phúc cá nhân với số tiền họ kiếm được nhiều hơn so với các thế hệ trước", Alex Beene, giảng viên Đại học Tennessee nói. Giới trẻ đang xem công việc là cách kiếm tiền để mua sắm và trải nghiệm, những điều mang lại niềm vui.
Ở Mỹ, một số công ty không muốn công khai lương vì sợ nhân viên so sánh thu nhập với người mới hoặc với công ty khác. Nhưng Gen Z đã buộc họ suy nghĩ lại về chính sách này.
Chính quyền New York đã ban hành luật minh bạch lương, yêu cầu các công ty phải công khai mức thu nhập trong mọi tin tuyển dụng.
Chuyên gia nhân sự Bryan Driscoll cho rằng mâu thuẫn ở chỗ các công ty muốn thu hút nhân tài nhưng lại không công khai mức lương để ứng viên cân nhắc.
"Chúng tôi cởi mở về tiền", Maddy Carty, 30 tuổi, nói. "Bạn bè tôi trao đổi thu nhập để biết mình có được trả công xứng đáng hay không".
Cô khẳng định những công ty cấm nhân viên thảo luận về lương bổng là dấu hiệu cảnh báo và người lao động không nên nộp đơn ứng tuyển.
Người lao động Mỹ đã chứng kiến thế hệ trước chấp nhận những lời hứa không rõ ràng và cảm thấy may mắn khi có việc làm. Tuy nhiên, khi mức lương không tương xứng với yêu cầu công việc, họ đặt yêu cầu minh bạch ngày càng cao.
"Rõ ràng đây không phải là vấn đề của riêng Gen Z, mà đơn giản là chiến lược tệ của các doanh nghiệp", Bryan Driscoll nói.
Ngọc Ngân (Theo NY Post)