Sự thay đổi này bắt nguồn từ khó khăn kinh tế, cụ thể là mức lạm phát cao và thị trường nhà ở vẫn nằm ngoài tầm với của họ.
"Việc có con đang trở thành gánh nặng", chuyên gia tài chính Michael Ryan, nói. Đồng thời, Gen Z cũng đang đối mặt với món nợ sinh viên cao nhưng đi làm mức lương khởi điểm thấp.
Ryan đã từng tư vấn nhiều trường hợp Gen Z hoài nghi về con đường phát triển sự nghiệp khiến khiến quyết định không sinh con dần trở nên hợp lý.
"Họ không có năng lực tài chính lâu dài để nuôi dưỡng trẻ", Ryan nói. "Trong khi đó, thú cưng có vai trò như bạn đồng hành. Họ có trách nhiệm chăm sóc nhưng với chi phí thấp hơn nhiều".
Đồng thời, chuyên gia cũng đề cập đến xu hướng Gen Z thường ưu tiên sự phát triển cá nhân trước khi ổn định cuộc sống.
Sự phổ biến của các ứng dụng hẹn hò cũng giúp họ liên tục gặp được những đối tượng tiềm năng. Gen Z không phải vội vã bước vào cuộc sống gia đình mà thay vào đó là chăm sóc bản thân và nuôi dưỡng đam mê.
Chuyên gia tâm lý hôn nhân và gia đình Rachel Goldberg phân tích sự trì hoãn hôn nhân và việc sinh con là dấu hiệu phá vỡ tiêu chuẩn xã hội mà thế hệ trước đặt ra nhưng nó không hoàn toàn là tín hiệu xấu.
"Xu hướng giúp họ có thêm thời gian để trưởng thành và quyết định nên có con hay không trong tương lai", bà nói. Nhưng mặt khác, tỷ lệ sinh thấp dễ dẫn đến thiếu hụt lao động và gây áp lực cho mạng lưới an sinh xã hội và khủng hoảng bất động sản.
Đồng thời, nhiều phụ huynh thường chia sẻ thách thức khi nuôi dạy con trên mạng xã hội. Họ gửi đi thông điệp rằng việc làm cha mẹ không phải là điều mà mọi người đều mong đợi.
"Thực tế là những video và hình ảnh dạy trẻ em đang ít hấp dẫn hơn so với những bộ phim hài truyền hình của thập kỷ 80 và 90", Rachel Goldberg nói.
Ngọc Ngân (Theo Newsweek)