-
10h10
Cần có một khóa học dành cho các cặp đôi trước khi kết hôn
Theo quy định tại điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình, gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần hoặc kinh tế với thành viên khác. Đặc biệt, hành vi bạo lực gia đình cũng áp dụng với các thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn, hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Mức phạt từ vài trăm nghìn tới cao nhất là hai triệu đồng. Chia sẻ quan điểm về việc bị phạt khi bạo lực gia đình:
Ca sĩ Duy Khoa tiết lộ không biết có mức phạt về hành vi bạo lực gia đình vì mọi người nghĩ rằng: "Đây là chuyện của gia đình tôi". Theo Anh Khoa, trước khi lập gia đình, tất cả các cặp đôi nên tham gia một khóa học dành về trách nhiệm với nhau, với con cái... Tuy nhiên, hiện tại chưa có khóa học nào như vậy. Anh Khoa mong trong tương lại, trước khi lập gia đình, mọi người trải qua khóa học, khóa đào tạo về hôn nhân.
Bà Vân Anh thấy ý kiến của ca sĩ Duy Khoa rất hay. Nhưng hiện tại, chưa có khóa học về hôn nhân theo luật pháp, chỉ có ở trong tôn giáo. Vì vậy, việc có một khóa học như vậy là rất tốt, tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, còn rất nhiều việc phải làm trong tương lai.
Còn bà Naomi tự hỏi: "Tại sao khi đánh một người ở ngoài đường, chúng ta bị phạt, bị đưa lên công an. Nhưng khi điều đó xảy ra trong gia đình, mọi thứ lại khác?". Vì vậy, bà cho rằng cần có sự nhất quán trong bộ luật để khi người chồng đánh vợ, anh ta cũng phải chịu phạt hình sự.
Ông Nguyễn Thanh Tùng cho rằng hình phạt đáng sợ nhất dành cho người đàn ông gây ra bạo lực gia đình chính là sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm sinh lý của con trẻ. Bé gái sẽ sợ sệt, có hành vi bất ổn. Bé trai lại học theo hành động vũ phu đó.
Đàn ông cần suy nghĩ về câu chuyện: "Có nên dùng nắm đấm hay không?". MC Hương Quỳnh và các khách mời hy vọng nam giới sẽ tìm hiểu kỹ hơn ý nghĩa của hạnh phúc, sự hòa thuận và niềm vui của phụ nữ trong gia đình để bạo lực giới không diễn ra trong tương lai.
-
10h04
Những cách hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực
Bên cạnh giải pháp làm việc với nam giới, việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực cũng vô cùng quan trọng. Theo bà Vân Anh, trước tiên liên quan đến vấn đề giáo dục từ mẫu giáo, giáo dục về bình đẳng giới để học cách ứng xử với người khác, không sử dụng sức mạnh, không tìm cách chỉ nghĩ cho cảm xúc của bản thân, tôn trọng bình đẳng giới. Mỗi người hãy nhìn nhận một cách nghiêm túc, người trưởng thành không chỉ có kiến thức khoa học, cần có nhận thức về bình đẳng giới.
"Nhà tạm lánh" - giải pháp ứng phó bạo lực giớiở Việt Nam rất ít so với nước phát triển. Ngoài ra, chương trình dành cho nam giới về vấn đề này phải thực sự được coi trọng, không kém chương trình cho phụ nữ. Nếu chúng ta dự định, quyết tâm làm thì sẽ làm được. Ngoài ta, cũng theo bà Vân Anh, các hình phạt với những người gây ra bạo lực cũng phải thay đổi, đây là một hành trình rất dài, không thể thay đổi vào ngày một ngày hai.
-
10h00
Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em
Ông Thanh Tùng chia sẻ từng tham dự chương trình "Tôi lên tiếng, tôi hành động", tên cuộc thi nói lên vấn đề. Toàn xã hội hiện nay quan tâm và lên án bạo lực giới. Cần nhiều người chung tay bảo vệ phụ nữ và trẻ em nữ.
Ông Thanh Tùng tham dự cuộc thi bằng một kịch bản lấy cảm hứng từ câu chuyện của bạn mình. Trong phim, em bé gái khóc không ngừng khi thấy bố bạo lực với mẹ. Trên phim trường, diễn viên nhí đóng vai em bé cũng thực sự khóc không ngừng khi nhìn cảnh dựng nam diễn viên bạo hành nữ diễn viên. Trẻ con rất non nớt và dễ bị tổn thương trước những cảnh bạo lực. Vì câu chuyện đó mà những diễn viên nam tham gia dự án đã tâm sự rằng, qua bộ phim họ nhận ra cần yêu thương, chăm sóc phụ nữ, trẻ em nữ hơn nữa. Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mà còn đến trẻ em, gây ám ảnh tâm lý về lâu dài.
-
9h50
Cần có nhiều trung tâm hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình
Theo bà Naomi, phụ nữ thường ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía bên ngoài vì họ lo sợ. Tuy nhiên, điều đó là rất cần thiết. Chúng ta cần tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về bạo lực gia đình không chỉ dành cho phụ nữ mà còn cho cả đàn ông để họ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, khi thành lập trung tâm hỗ trợ, ngoài giúp đỡ nạn nhân, chúng ta cũng cần đẩm bảo việc bảo vệ họ khỏi nguy hiểm cũng như giữ kín danh tính. Bà Naomi hy vọng có thể đem lại dịch vụ tốt nhất cũng như mở ra nhiều nơi để phụ nữ có thể chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ.
-
9h50
Duy khoa tâm đắc với thông điệp 'Đó có thể là con gái của bạn"
Tiếp tục bàn về chủ đề bạo lực không chỉ ở câu chuyện thể chất, tinh thần mà cả ở vấn đề kinh tế, kiểm soát những câu chuyện riêng tư trong cuộc sống như tin nhắn, điện thoại. Sau Bà Vân Anh, ca sĩ Duy Khoa chia sẻ, thông điệp anh tâm đắc "đó có thể là con gái của bạn", nếu sự thay đổi không từ chính chúng ta thì xã hội sẽ không tốt đẹp hơn. Bạo lực không mang điều tốt đẹp, yêu thương sẽ hạnh phúc hơn.
Anh Thanh Tùng cũng chia sẻ, sau khi xem con số thống kê, thực sự rất bất ngờ, trong cuộc sống chúng ta không quan tâm đến con con số, 3 người phụ nữ thì 2 người bạo hành về thể xác và tinh thần. Đây là con số khủng khiếp, chúng ta cần lên tiếng.
-
09h48
Bạo hành tinh thần và tình dục gây ám ảnh nặng nề
Bạo lực không chỉ ở câu chuyện thể chất, tinh thần mà cả ở vấn đề kinh tế, kiểm soát những câu chuyện riêng tư trong cuộc sống như tin nhắn, điện thoại. Báo cáo năm 2019 cho thấy tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực đều tăng.
Theo bà Naomi Kitahara, chúng ta đã cố gắng rất nhiều để giảm bớt tình trạng này, có những thay đổi dù nhỏ cũng là đáng khích lệ. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa, thực hiện các chương trình phòng chống, nghiên cứu, điều tra để tìm ra nguyên nhân sâu xa. Từ đó, tìm ra cách loại trừ bạo lực giới. Bên cạnh đó, cũng cần giúp phụ nữ mạnh dạ kể ra câu chuyện của mình.
Theo bà Vân Anh, CSAGA thực hiện nhiều chương trình chống bạo lực tình dục trong vài năm gần đây vì bạo lực tình dục là vấn đề kinh khủng nhất nhưng khó nói ra nhất. Văn hóa Việt Nam thường hiếm khi nói đến bạo lực tình dục một cách nghiêm túc. Nhiều phụ nữ không dám nói thẳng ra vấn đề tình dục của chính mình. Trong khi đàn ông Việt Nam coi vợ, bạn tình là vật sở hữu về tình dục. Nhiều người phụ nữ còn coi đấy là lỗi của mình. Nghiên cứu vài năm gần đây cho thấy phụ nữ đã dám nói ra nhiều hơn. Vì vậy, bạo lực tình dục cần được giải quyết triệt để.
Có nhiều hiện tượng bạo lực tình dục ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần phụ nữ như: Đánh trụy thai, bị cưỡng bức thể xác và tâm lý khi vừa sinh con, bị cả dòng họ ép sinh con, ép sinh con trai hoặc con gái, cóp người phải bỏ việc vì bị cấp trên lạm dụng tình dục... Mọi người cần nhìn sâu sắc vào nỗi đau của nạn nhân bạo lực tình dục và chung tay giải quyết. Tôi từng hỏi 600 người trong đó 1/4 là nam giới: Nếu có kiếp sau ai muốn tiếp tục làm nữ giới? Chỉ có 3 người phụ nữ muốn tiếp tục là phụ nữ trong khi đàn ông ai cũng thoải mái với giới tính của mình. -
9h33
Vấn đề bạo lực giới nghiêm trọng hơn khi cách ly xã hội vì Covid-19
Trong giai đoạn cách ly xã hội vì đại dịch Covid-19, một bài báo viết về báo cáo ở Vũ Hán, Trung Quốc cho thấy tình trạng bạo lực gia đình ở đất nước này tăng mạnh khi các cặp vợ chồng ở nhà nhiều hơn, cụ thể là số cuộc điện thoại mà phụ nữ gọi về trung tâm cứu trợ vì bị bạo lực cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Naomi khẳng định, khi đại dịch bùng phát, việc cách ly xã hội khiến các cặp vợ chồng ở nhà cùng nhau nhiều, tình trạng bạo hành gia đình diễn ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều người phụ nữ không dám nói ra cũng không dám kêu gọi sự hỗ trợ. Theo bà, điều quan trọng nhất là những người phụ nữ bị bạo hành cần phải dũng cảm tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, bà Vân Anh cho biết trong thời gian Covid-19, toàn xã hội bị ngăn cách, số lượng người gọi đường dây tư vấn bạo lực gia đình về đêm nhiều hơn. "Chúng tôi phải trực 24/24 và phải sử dụng kỹ thuật hiện đại để đưa về từng nhà. Chúng tôi gặp các ca đặc biệt nặng", bà nói. Theo bà, mọi người gặp khó khăn khi cầu cứu và không thể sang hàng xóm hay chạy về nhà bố mẹ lúc bị bạo hành. Trung tâm của bà đang chuẩn bị cho một hệ thống giúp mọi người có thể chat. Vì giai đoạn bị bạo hành, các chị em rất khó gọi điện cầu cứu bởi dễ bị phát hiện, phải nhắn tin, dùng các phương tiện khác nhau để liên lạc.
Trong giai đoạn Covid-19, trung tâm của bà phát hiện ra rất nhiều thứ. Trong đó, không ít phụ nữ nước ngoài lấy chồng ở Việt Nam bị bạo hành. Do văn hóa khác, hiểu biết về pháp luật kém lại không thể trở về đất nước của họ nên nhiều người phải cam chịu. "Chúng tôi gặp rất nhiều câu chuyện kinh khủng. Chúng tôi phải liên lạc với những đơn vị, đại sứ quán hỗ trợ họ", bà kể.
Mỗi giai đoạn như Covid-19, thiên tai thảm họa, đều bộc lộ ra vấn đề bạo lực giới trầm trọng hơn, khó hỗ trợ hơn so với trạng thái bình thường của xã hội. Các thành viên trong trung tâm của bà phải thường phải thảo luận để đưa ra cách thức mới, hỗ trợ mới.
-
9h30
Bạo lực giới có xảy ra ở các nước khác
MC nói, hôn nhân là mọi người tôn tọng, hiểu nhau chứ không phải quan niệm như ngày xưa, đàn ông là người quyết hết mọi việc, thưa bà Naomi, bà có 23 năm có kinh nghiệm làm về phát triển quốc tế, bao gồm UNFPA ở Zambia, New York, Nam Phi và Mông Cổ, UNDP ở Mozambique và Malawi, và JICA cho Cộng hòa Dân chủ Congo. Xin bà cho biết, ở các nước khác, phụ nữ có bị bạo lực không?
Trả lời câu hỏi, bà Naomi cho biết, ở tất cả đều có vấn đề bạo lực giới, có thể là tỷ lệ khác nhau. Ở một số quốc gia mức độ bạo lực có thể nghiêm trọng hơn. Tôi rất kỳ vọng Việt Nam sẽ có một kết quả tốt về công tác phòng chống bạo lực. Chúng tôi sẽ cố gắng và nỗ lực hết sức, Việt Nam là một nước có nhận thức rất tốt. -
09h29
Giáo dục bình đẳng giới cho nam giới trước tiên
Trả lời câu hỏi "Vì sao chồng hoặc bạn tình là thủ phạm gây ra bạo lực với phụ nữ?", ông Nguyễn Thanh Tùng - CEO công ty cổ phần Du lịch, truyền thông TT&T, cho biết những suy nghĩ đàn ông là phái mạnh là bảo thủ, cố chấp, không chịu cởi mở dẫn đến xảy ra những hành động đáng tiếc với phụ nữ. Thế hệ trẻ đã thay đổi dần dần nhưng cần hành trình dài để thay đổi suy nghĩ, tư duy của cả cộng đồng.
Theo bà Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên, nam giới gây ra bạo lực cho vợ và bạn tình vì họ nghĩ rằng đó là cách thể hiện sức mạnh, như thế mới là người đàn ông thực sự theo khuôn mẫu lỗi thời. Đàn ông cho rằng phụ nữ, trẻ em là tài sản của mình, được sử dụng theo cách mình muốn. Cần thay đổi quan điểm hôn nhân, đó là sự chia sẻ, hướng đến mục tiêu chung chứ không phải sự sở hữu. Nam giới cần biết cách ứng xử với tức giận, bất an, không hài lòng với bất động... để vì bản thân mình trước. Cần biết ứng xử văn minh để bản thân mình thoải mái, hạnh phúc hơn.
CSAGA có nhiều chương trình làm việc với nam giới. Trong đó, có chương trình can thiệp làm việc với người đã từng bạo lực hoặc có nguy cơ bạo lực thường rất vất vả vì phải làm việc với những người có tư duy bạo lực. Nhiều người tham gia chia sẻ cuộc sống thay đổi tốt hơn. Chương trình phòng ngừa với mục tiêu định hướng, hoạt động school tour đi qua 14 trường đại học để chia sẻ với nam giới để chuẩn bị bước vào đời sống tình yêu, hôn nhân. Nam giới cần hiểu làm thế nào có được hạnh phúc trên cơ sở tôn trọng, chia sẻ.
-
9h21
Mọi người nên dùng yêu thương để giải quyết chuyện gia đình
Trả lời câu hỏi: "Là một người nam giới, quan điểm, góc nhìn vì sao người chồng lại là nhóm thủ phạm gây ra bạo lực cho phụ nữ nhiều nhất?", ca sĩ Duy Khoa chia sẻ định kiến xã hội nằm trong đầu người đàn ông Việt Nam. Họ nghĩ rằng: "Họ có quyền áp đặt suy nghĩ, sự gia trưởng lên người phụ nữ". Khi họ có tư tưởng như vậy, những người đàn ông đôi khi không ý thức được hành động bạo lực là sai.
Bản thân Duy Khoa đôi khi vì áp lực của cuộc sống, cũng từng đánh con khi con hư. Khi tham gia những chương trình như thế này, Duy Khoa thấy bạo lực không mang lại kết quả tốt đẹp. "Chúng ta nên dùng yêu thương để dạy con cũng như giải quyết mọi chuyện trong gia đình. Đàn ông không nên dùng bạo lực", nam ca sĩ chia sẻ.
Duy Khoa từng tham gia rất nhiều các hoạt động của UNFPA và CSAGA để góp phần xoá bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam.