![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4427-1739075084.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=k-2DYYysPQsguA3ONL74IA)
Lúc 9h, hàng dài người tham gia diễu hành trong Lễ vía Quan Công mang tên Nguyên Tiêu nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân tuần du đi qua đường Lão Tử, sau khi xuất phát trước đó một tiếng từ Hội quán Nghĩa An.
Hội quán Nghĩa An thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) - nhân vật thời Tam Quốc có tấm lòng trung nghĩa và chí khí anh hùng. Hàng năm hội quán có hai lễ lớn nhất là Lễ Nguyên tiêu và vía Quan Công vào 13 tháng Giêng và 24/6 âm lịch. Theo quan niệm, đây là ngày sinh và hiển thánh của Quan Công nên là hai lễ cúng quan trọng nhất.
Lúc 9h, hàng dài người tham gia diễu hành trong Lễ vía Quan Công mang tên Nguyên Tiêu nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân tuần du đi qua đường Lão Tử, sau khi xuất phát trước đó một tiếng từ Hội quán Nghĩa An.
Hội quán Nghĩa An thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) - nhân vật thời Tam Quốc có tấm lòng trung nghĩa và chí khí anh hùng. Hàng năm hội quán có hai lễ lớn nhất là Lễ Nguyên tiêu và vía Quan Công vào 13 tháng Giêng và 24/6 âm lịch. Theo quan niệm, đây là ngày sinh và hiển thánh của Quan Công nên là hai lễ cúng quan trọng nhất.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4442-1739075198-1739079267.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VGMt1QfxTDSynUez3vx6Rg)
Tượng thờ Quan Công được hơn 10 người rước với quãng đường 4 km để người dân chiêm bái. Bức tượng cao khoảng một mét, ngồi trên ghế sơn son thếp vàng, có tuổi đời hàng trăm năm.
Ông Trần Em (Trưởng hội quán) cho biết lễ vía Quan Công có từ khi hội quán Nghĩa An được xây dựng khoảng 200 năm trước. Các năm trước, lễ chỉ tổ chức quy mô nhỏ ở trong hội quán, không diễu hành. Từ 2023, hình thức diễu hành trên đường phố diễn ra nhằm bảo tồn và phát triển lễ hội văn hóa truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn. Việc rước tượng mang ý nghĩa nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an...
Tượng thờ Quan Công được hơn 10 người rước với quãng đường 4 km để người dân chiêm bái. Bức tượng cao khoảng một mét, ngồi trên ghế sơn son thếp vàng, có tuổi đời hàng trăm năm.
Ông Trần Em (Trưởng hội quán) cho biết lễ vía Quan Công có từ khi hội quán Nghĩa An được xây dựng khoảng 200 năm trước. Các năm trước, lễ chỉ tổ chức quy mô nhỏ ở trong hội quán, không diễu hành. Từ 2023, hình thức diễu hành trên đường phố diễn ra nhằm bảo tồn và phát triển lễ hội văn hóa truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn. Việc rước tượng mang ý nghĩa nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an...
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4116-1739075397.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=t-83lVqbbRmCAxsWD0KvVg)
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4010-1739075896-1739075997-1739079301.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=o6Jr1EwXkTgfqb-SXmxR-Q)
Hoạt động có nhiều đoàn múa lân sư rồng tham gia. Nổi bật là rồng dài gần 70 m cần đến 35 người đỡ để múa.
Hoạt động có nhiều đoàn múa lân sư rồng tham gia. Nổi bật là rồng dài gần 70 m cần đến 35 người đỡ để múa.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4287-1739075088.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Kp527PzLfxZy45aaSmJeBQ)
Tại những ngã tư, khu dân cư, chùa, hội quán, các đoàn dừng lại múa lân, rồng, rắn phục vụ bà con trong một phút. Lực lượng an ninh được huy động để đảm bảo trật tự trên các tuyến đường diễn ra lễ hội.
Tại những ngã tư, khu dân cư, chùa, hội quán, các đoàn dừng lại múa lân, rồng, rắn phục vụ bà con trong một phút. Lực lượng an ninh được huy động để đảm bảo trật tự trên các tuyến đường diễn ra lễ hội.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4224-1739075090.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fke9lqyCeicfEVOAe0HfRw)
Tại Hội quán Ôn Lăng trên đường Lão Tử, các nhóm lân sư rồng dừng lại múa.
Đoàn diễu hành đi ngang 6 Hội quán Người Hoa bao gồm: Sùng Chính, Hải Nam, Nhị Phủ, Hà Chương, Ôn Lăng và Tuệ Thành. Việc này mang ý nghĩa kết nối, tạo nên sự đoàn kết cộng đồng với nhau.
Tại Hội quán Ôn Lăng trên đường Lão Tử, các nhóm lân sư rồng dừng lại múa.
Đoàn diễu hành đi ngang 6 Hội quán Người Hoa bao gồm: Sùng Chính, Hải Nam, Nhị Phủ, Hà Chương, Ôn Lăng và Tuệ Thành. Việc này mang ý nghĩa kết nối, tạo nên sự đoàn kết cộng đồng với nhau.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A3980-1739075096.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0BkWxZ-uLrxSbOCDup4oyA)
Người dân hai bên đường đổ xô ra chào mừng, cầm theo nhang, chắp tay cầu nguyện khi đoàn rước tượng Quan Công đi ngang qua.
Người dân hai bên đường đổ xô ra chào mừng, cầm theo nhang, chắp tay cầu nguyện khi đoàn rước tượng Quan Công đi ngang qua.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4460-1739075080-1739079643.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NzVzIIzYq5dzAgcKrFpOOg)
Các diễn viên hóa trang thành Sa Tăng, Thần Tài bắt tay người dân hai bên đường. "Với người Hoa, Quan Công được xem như vị thánh. Tôi rất vui khi được hóa trang thành vị thần nhiều người yêu mến", ông Minh, hóa trang thành Thần Tài nói.
Các diễn viên hóa trang thành Sa Tăng, Thần Tài bắt tay người dân hai bên đường. "Với người Hoa, Quan Công được xem như vị thánh. Tôi rất vui khi được hóa trang thành vị thần nhiều người yêu mến", ông Minh, hóa trang thành Thần Tài nói.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A3615-1739075105.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=giKRlDOrbRvzETj83wI8Rw)
Trong trang phục truyền thống người Hoa, Kim Phụng hoá thân thành kiều nữ gánh hoa. Đây là năm đầu tiên Phụng tham gia diễu hành trong lễ vía. "Lễ hội rất náo nhiệt, giúp em hiểu thêm về văn hoá truyền thống của người Hoa", nữ sinh 16 tuổi nói.
Trong trang phục truyền thống người Hoa, Kim Phụng hoá thân thành kiều nữ gánh hoa. Đây là năm đầu tiên Phụng tham gia diễu hành trong lễ vía. "Lễ hội rất náo nhiệt, giúp em hiểu thêm về văn hoá truyền thống của người Hoa", nữ sinh 16 tuổi nói.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4555-1739076357-1739076414.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=zKn390WlF63Hbjtax7dSyA)
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2025/02/09/233A4677-1739075071.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vbKwJ_S-YMCuGitBr8XHFg)
9h30, tượng Quan Thánh Đế Quân được rước về lại hội quán Nghĩa An trong tiếng hò reo, pháo nổ và trống chiêng chào mừng. Nhiều người thắp hương, cầu nguyện, xin lộc sau khi tượng Quan Công được đặt trở lại ban thờ trong hội quán.
Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện mừng ngày Hội Nguyên Tiêu Ất Tỵ 2025. Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng nguyên, tổ chức vào rằm tháng Giêng, là dịp mọi người cầu an, giải hạn, mong một năm an lành.
Hội quán Nghĩa An hay còn gọi là chùa Ông, miếu Quan Đế là hội quán của người Triều Châu và Hẹ sang Việt Nam sinh sống, xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19. Theo số liệu thống kê dân số năm 2019, có khoảng 750.000 người Hoa sống ở Việt Nam, trong đó hơn 500.000 đang ở TP HCM. Người Hoa ở thành phố tập trung tại quận 5, 6, 8, 10 và 11.
9h30, tượng Quan Thánh Đế Quân được rước về lại hội quán Nghĩa An trong tiếng hò reo, pháo nổ và trống chiêng chào mừng. Nhiều người thắp hương, cầu nguyện, xin lộc sau khi tượng Quan Công được đặt trở lại ban thờ trong hội quán.
Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện mừng ngày Hội Nguyên Tiêu Ất Tỵ 2025. Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng nguyên, tổ chức vào rằm tháng Giêng, là dịp mọi người cầu an, giải hạn, mong một năm an lành.
Hội quán Nghĩa An hay còn gọi là chùa Ông, miếu Quan Đế là hội quán của người Triều Châu và Hẹ sang Việt Nam sinh sống, xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19. Theo số liệu thống kê dân số năm 2019, có khoảng 750.000 người Hoa sống ở Việt Nam, trong đó hơn 500.000 đang ở TP HCM. Người Hoa ở thành phố tập trung tại quận 5, 6, 8, 10 và 11.
Quỳnh Trần