Theo đó, tính năng này cho phép khách hàng được định danh trực tuyến và mở tài khoản từ xa. Việc số hóa hoạt động ngân hàng sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng cường an toàn bảo mật, chất lượng vận hành, năng lực phục vụ, cũng như tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích hơn trước.
"Chìa khóa" của hệ thống ngân hàng số
Theo báo cáo của FnF Research, thị trường eKYC (electronic Know Your Customer) toàn cầu ước tính đạt 257,23 triệu USD vào năm 2019 và dự kiến đạt một tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính 22% từ năm 2019 đến năm 2027.
Được xem như cửa ngõ giúp triển khai hệ thống ngân hàng số, eKYC là giải pháp nhận diện khách hàng một cách toàn diện, liên tục giữa người dùng với các tổ chức tài chính, ngân hàng. Thay vì phải gặp mặt trực tiếp, đối chiếu giấy tờ tùy thân, eKYC sẽ định danh khách hàng từ xa bằng phương thức điện tử dựa trên công nghệ như xác thực sinh trắc học, nhận diện khách hàng qua AI, đối chiếu thông tin cá nhân được liên thông với cơ sở dữ liệu tập trung định danh khách hàng...
Thay vì phải xếp hàng chờ đợi hay điền vào nhiều biểu mẫu, giấy tờ, eKYC giúp tăng tốc các dịch vụ khi được nhận diện và phân luồng hợp lý, đáp ứng đúng nhu cầu giao dịch của khách hàng. Công nghệ này hoàn toàn tự động, đồng nghĩa với việc rút ngắn được thời gian xác minh, thao tác xuống còn vài phút. Như vậy, eKYC không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm được phần nào chi phí hoạt động.

Giao dịch tài chính dễ tiếp cận hơn với eKYC. Ảnh: BIDV.
Ứng dụng nổi trội trong cuộc đua giải pháp eKYC
Hiện tại, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã triển khai eKYC như HDBank, Tienphong Bank, MB, VPBank... Gần đây, BIDV cũng gia nhập cuộc đua cung cấp giải pháp eKYC với ứng dụng SmartBanking thế hệ mới ra mắt ngày 20/3, người dùng đăng ký trực tuyến trên ứng dụng thông qua việc chụp hình CMND và xác thực nhận diện khuôn mặt.
Sau khi đăng ký thông tin mở tài khoản, dịch vụ ngân hàng điện tử và phát hành thẻ phi vật lý để rút tiền qua mã QR, ngân hàng sẽ tự động xác nhận thông tin tài khoản và các gói dịch vụ hỗ trợ. Tất cả được thực hiện hoàn toàn tự động, người dùng sẽ được cấp ngay mã khách hàng và có thể giao dịch ngay chỉ sau vài phút.
Lấy nền tảng công nghệ vượt trội để dẫn đầu
Thông tư 16 do Ngân hàng Nhà nước công bố về eKYC, không xem xét từng chi tiết về vấn đề kỹ thuật, mà giao cho các ngân hàng phải chịu trách nhiệm để xem xét giải pháp eKYC với mục tiêu bảo đảm an ninh, an toàn mới triển khai. Việc lựa chọn và kết hợp các công nghệ để đảm bảo tính thuận tiện, an toàn, hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng nhưng vẫn tối ưu về chi phí chính là thách thức lớn cho mỗi ngân hàng khi triển khai công nghệ mới này.
Theo báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam năm 2019 (ICT Index 2019), BIDV liên tục đứng đầu về ICT Index trong các ngân hàng thương mại suốt từ 2017-2019, và đứng đầu về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Chỉ số ICT Index năm 2019 của ngân hàng này là 0,75 điểm, những ngân hàng tiếp theo sau là Techcombank, TPBank, MBBank...
Trong suốt thời gian vừa qua, BIDV đã chuẩn bị kỹ càng về công nghệ và quy trình vận hành để áp dụng eKYC, cũng như đầu tư xây dựng hệ thống sinh trắc học đủ mạnh để có thể áp dụng rộng rãi cho các đối tượng khách hàng.
Theo thông tin từ BIDV, sắp tới nền tảng công nghệ của ngân hàng này có thể đáp ứng được nhiều loại nhu cầu như: nhận diện và định danh, xác thực khách hàng giao dịch trên các kênh số, trên máy giao dịch tự động, hệ thống tự phục vụ eZone, ATM; đồng thời mở rộng phạm vi khách hàng, gia tăng giao dịch ngân hàng bằng cách xác thực khách hàng qua các hệ thống có liên kết với ngân hàng (như bệnh viện, bảo hiểm, thuế...) và xác thực khi giao dịch qua hệ thống đại lý có liên kết với ngân hàng (khi Agent Banking được phép triển khai).

BIDV mở rộng nền tảng công nghệ để xác thực khách hàng. Ảnh: BIDV.
Các chiến dịch chuyển đổi số đang trở thành những bước tiến mạnh mẽ của BIDV trong nỗ lực phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Hiện ngân hàng này triển khai số hóa nền khách hàng với hơn 50% khách hàng cá nhân có độ tuổi từ 35 trở xuống. Kể từ khi ra mắt, đã có hơn 20.000 người dùng trải nghiệm tính năng eKYC, thể hiện rõ xu hướng số hóa của nhu cầu thị trường. Ngân hàng này cũng kết nối với 30/41 công ty fintech, cung cấp hơn 2.000 dịch vụ thanh toán, mua sắm trên ứng dụng SmartBanking cho khách hàng.
Trong thời gian này, khách hàng đăng ký mới sử dụng dịch vụ được nhận ngay quà tặng 50.000 đồng, các ưu đãi giá trị và có cơ hội trúng ôtô với tổng giá trị tới hơn 20 tỷ đồng. Với những lợi thế lớn về danh mục khách hàng và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, cùng quyết tâm bứt phá để dẫn đầu trong hoạt động ngân hàng số, BIDV đặt mục tiêu đến năm 2025 có 80% lượng khách hàng tiếp cận và sử dụng các kênh số. Số hóa hoạt động ngân hàng sẽ mang lại cho nền tài chính, ngân hàng cũng như khách hàng nhiều giá trị: nâng cao trải nghiệm khách hàng; tăng cường chất lượng vận hành, năng lực phục vụ; tạo ra nhiều sản phẩm - dịch vụ tiện ích; tăng cường an toàn bảo mật và giảm thiểu chi phí.
Bảo Khánh