Công trình đường ống vượt sông thuộc dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về phục vụ tưới tiêu cho gần 17.000 ha phục vụ sản xuất công, nông nghiệp hai huyện biên giới Châu Thành, Bến Cầu.
Ngoài ống dẫn nước qua sông, dự án gồm kênh chuyển nước dài gần 17 km, kênh tưới chính 29 km, kênh cấp một hơn 71 km. Trên các kênh còn có các công trình như cầu máng, cống qua đường, cống qua kênh, cống điều tiết, cống lấy nước, tràn cuối kênh...
Công trình đường ống vượt sông thuộc dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về phục vụ tưới tiêu cho gần 17.000 ha phục vụ sản xuất công, nông nghiệp hai huyện biên giới Châu Thành, Bến Cầu.
Ngoài ống dẫn nước qua sông, dự án gồm kênh chuyển nước dài gần 17 km, kênh tưới chính 29 km, kênh cấp một hơn 71 km. Trên các kênh còn có các công trình như cầu máng, cống qua đường, cống qua kênh, cống điều tiết, cống lấy nước, tràn cuối kênh...
Đoạn đưa nước vượt sông Vàm Cỏ Đông dài 2,3 km, kết cấu bằng ống thép đặt trên giàn thép, với các trụ đỡ bằng bêtông cốt thép.
Dự án được khởi công vào năm 2018 với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương.
Đoạn đưa nước vượt sông Vàm Cỏ Đông dài 2,3 km, kết cấu bằng ống thép đặt trên giàn thép, với các trụ đỡ bằng bêtông cốt thép.
Dự án được khởi công vào năm 2018 với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương.
Công nhân hàn nối các ống thép với nhau trước khi hợp long qua sông Vàm Cỏ Đông, mỗi ống có đường kính 2,4 m. Ảnh: Huỳnh Đông
Công nhân hàn nối các ống thép với nhau trước khi hợp long qua sông Vàm Cỏ Đông, mỗi ống có đường kính 2,4 m. Ảnh: Huỳnh Đông
Tại vị trí vượt sông có khẩu độ thông thuyền 30 m, chiều cao tĩnh không 6 m, kết cấu là ống thép đặt trên giàn thép.
Tại vị trí vượt sông có khẩu độ thông thuyền 30 m, chiều cao tĩnh không 6 m, kết cấu là ống thép đặt trên giàn thép.
Hai bên ống nước là cầu dân sinh phục vụ công tác quản lý và người dân qua lại bằng xe máy, xe đạp và người đi bộ của hai xã Hảo Đước và Hòa Hội thuộc huyện Châu Thành.
Hai bên ống nước là cầu dân sinh phục vụ công tác quản lý và người dân qua lại bằng xe máy, xe đạp và người đi bộ của hai xã Hảo Đước và Hòa Hội thuộc huyện Châu Thành.
Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, dự án giai đoạn một đã hoàn thành được 95%, dự kiến hoàn thành cuối năm nay. Công trình khi hoàn thành, hứa hẹn sự thay đổi mang tính đột phá cho nông nghiệp địa phương, đặc biệt là vùng đất phía Tây sông Vàm Cỏ Đông.
Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, dự án giai đoạn một đã hoàn thành được 95%, dự kiến hoàn thành cuối năm nay. Công trình khi hoàn thành, hứa hẹn sự thay đổi mang tính đột phá cho nông nghiệp địa phương, đặc biệt là vùng đất phía Tây sông Vàm Cỏ Đông.
Để phục vụ tưới tiêu, các đoạn dẫn về kênh nhánh điều có van điều tiết nước.
Nước dự án được lấy từ lòng hồ Dầu Tiếng (cách núi Bà Đen hơn 15 km) qua kênh Tây, từ đó chảy về kênh TN21 cũ được nâng cấp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh, từ trước đến nay, nguồn nước sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt ở phía Tây tỉnh này chủ yếu dựa vào sông Vàm Cỏ Đông bằng các trạm bơm không ổn định, chi phí lớn, nên không đáp ứng được nhu cầu.
Nước dự án được lấy từ lòng hồ Dầu Tiếng (cách núi Bà Đen hơn 15 km) qua kênh Tây, từ đó chảy về kênh TN21 cũ được nâng cấp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh, từ trước đến nay, nguồn nước sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt ở phía Tây tỉnh này chủ yếu dựa vào sông Vàm Cỏ Đông bằng các trạm bơm không ổn định, chi phí lớn, nên không đáp ứng được nhu cầu.
Từ kênh Tây, nước sẽ được dẫn qua kênh TN21 cũ được nâng cấp hình thang, khi đến xã Hảo Đước sẽ chảy qua cầu máng trên cao hình chữ nhật trước khi nối vào ống thép vượt sông Vàm Cỏ Đông.
Từ kênh Tây, nước sẽ được dẫn qua kênh TN21 cũ được nâng cấp hình thang, khi đến xã Hảo Đước sẽ chảy qua cầu máng trên cao hình chữ nhật trước khi nối vào ống thép vượt sông Vàm Cỏ Đông.
Cầu máng được làm trên cao đi qua xã Hảo Đước, huyện Châu Thành.
Từ cầu máng trên cao, người dân sẽ tự lắp ống nước để lấy nước tự chảy tưới tiêu cho cây trồng.
Ông Phan Văn Châu (xã Hảo Đước) bơm nước từ hầm dự trữ tưới cho 3 sào lúa của gia đình. "Người dân mong mỏi dự án đưa vào sử dụng để có nước tưới tiêu, chứ nhiều năm nay vào mùa khô thường xuyên thiếu nước trầm trọng", ông nói.
Từ cầu máng trên cao, người dân sẽ tự lắp ống nước để lấy nước tự chảy tưới tiêu cho cây trồng.
Ông Phan Văn Châu (xã Hảo Đước) bơm nước từ hầm dự trữ tưới cho 3 sào lúa của gia đình. "Người dân mong mỏi dự án đưa vào sử dụng để có nước tưới tiêu, chứ nhiều năm nay vào mùa khô thường xuyên thiếu nước trầm trọng", ông nói.
Một đoạn kênh dẫn nước qua rừng Hòa Hội, huyện Châu Thành đang trong quá trình hoàn thiện.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ thực hiện bêtông hóa tuyến kênh chính qua địa bàn các xã Hòa Hội, Thành Long, Ninh Điền (huyện Châu Thành) và Long Phước (huyện Bến Cầu), dự kiến đến năm 2024 hoàn thành.
Một đoạn kênh dẫn nước qua rừng Hòa Hội, huyện Châu Thành đang trong quá trình hoàn thiện.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ thực hiện bêtông hóa tuyến kênh chính qua địa bàn các xã Hòa Hội, Thành Long, Ninh Điền (huyện Châu Thành) và Long Phước (huyện Bến Cầu), dự kiến đến năm 2024 hoàn thành.
Hệ thống kênh chuyển nước tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đồ họa: Hoàng Khánh
Phước Tuấn