Bệnh tiểu đường nguy hiểm ở chỗ phá hoại âm thầm các cơ quan trong cơ thể. Mỡ máu cũng được nhận diện là “kẻ đồng hành nguy hiểm” khi mắc bệnh tiểu đường.
Đường và mỡ trong máu tăng cao cộng hưởng cùng nhau gây ra các biến chứng với hệ thống mạch máu. Tổn thương mạch máu chính là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 75% người tiểu đường trên 40 tuổi, chủ yếu do biến chứng đột quỵ ở não và bệnh mạch vành ở tim.
Trong cơ thể người, hệ thống mạch máu lớn và nhỏ kết nối với nhau, cung cấp máu nuôi dưỡng đến khắp cơ thể và vận chuyển loại bỏ các chất thải. Khi mạch máu tổn thương, sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận trên cơ thể tương ứng với vị trí và mức độ tổn thương tại mạch máu đó.
Biến chứng trên mạch máu lớn
Biến chứng xảy ra chủ yếu do tình trạng xơ vữa mạch máu. Quá trình rối loạn chuyển hóa glucid kéo dài dẫn đến các rối loạn chuyển hóa khác như protid, lipid làm cho LDL-c trong máu tăng cao. LDL-c là một loại cholesterol xấu bám vào thành mạch, tạo thành mảng xơ vữa và đường huyết cao làm cho quá trình xơ vữa diễn ra nhanh hơn.
Tại các mảng xơ vữa này, mạch máu dày lên làm chít hẹp lòng mạch, dòng máu lưu thông qua khó khăn, đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Mảng xơ vữa là nguyên nhân chính khiến cho thành mạch kém đàn hồi, dễ vỡ. Các yếu tố trên sẽ biểu hiện thành các tổn thương như:
- Nếu nghẽn mạch máu ngoại vi sẽ gây hoại tử chi, phải cắt bỏ
- Nếu tổn thương tại mạch vành tim sẽ dẫn đến bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
- Nếu tổn thương xuất hiện tại mạch máu não sẽ gây ra đột quỵ do vỡ hoặc tắc mạch
Biến chứng trên mạch máu nhỏ
Tại các vị trí có các mạch máu nhỏ đến nuôi dưỡng như thận, võng mạc mắt, thần kinh sẽ xảy ra các biến chứng như:
Tại thận: Sự dày màng đáy mao mạch cầu thận gây xơ cầu thận, dẫn đến giảm sức lọc. Tổn thương này cộng với tình trạng đường huyết cao làm cho lượng máu đến thận lớn, phải làm việc quá mức. Việc tăng lọc và tăng áp lực khiến các lỗ lọc dần to lên, thải chất dinh dưỡng theo nước tiểu ra ngoài, mà đáng lẽ ra thận phải có nhiệm vụ giữ chúng lại, đưa trở về hệ tuần hoàn nuôi dưỡng cơ thể,. Tình trạng này dẫn đến suy thận. Suy ở mức độ nặng cần chạy thận nhân tạo để duy trì cuộc sống.
Tại mắt: Các sang thương vi mạch dẫn đến bệnh lý võng mạc không tăng sinh, tiền tăng sinh và tăng sinh làm cho thị lực giảm, có nguy cơ mù lòa.
Tại não: Biến chứng thần kinh xảy ra do đường huyết tăng làm ảnh hưởng lên cấu trúc thần kinh ngoài não. Các biểu hiện có thể gặp là: viêm dây thần kinh, rối loạn thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật). Những trường hợp rối loạn cảm giác, tê bì sẽ làm khó nhận biết những vết thương hay xước nhỏ. Các vết thương này không được chăm sóc kịp thời, dễ nhiễm trùng, cộng với biến chứng nghẽn mạch ngoại vi làm vết loét khó lành.
Biến chứng mạch máu ở người bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa nếu kiểm soát tốt đường huyết và mỡ máu. Người bệnh cũng cần được theo dõi chức năng thận, khám chuyên khoa mắt định kỳ để phát hiện những dấu hiệu sớm nhất. Tại nhà, nên mang giày dép mềm, đeo vớ, kiểm tra cơ thể mỗi ngày để phát hiện và xử trí kịp thời vết thương, vết xước.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bay
Chuyên gia y học cổ truyền
Thanh Đường An mang đến 3 tác dung: giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, phòng biến chứng tiểu đường; giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch; tăng cường bảo vệ gan và thận trước các gốc tự do. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường hoặc người mỡ máu cao. Thông tin tại đây.
Sản phẩm của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ GPharm. Giấy phép quảng cáo số 00910/2017/ATTP- XNQC do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp.