Ngoài ra, nếu chẳng may khôg đủ sữa cho con bú, mẹ cũng có thể cho bé ăn bổ sung thêm những nguồn thực phẩm phù hợp, qua đó giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. Dưới đây là một số dưỡng chất quan trọng cho trí não của trẻ trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi:
DHA và ARA
Các axít béo (DHA, ARA…) có vai trò hỗ trợ tăng trưởng và kết nối giữa các tế bào thần kinh. DHA và ARA là thành phần chủ yếu chiếm 25% trọng lượng khô của não bộ. Trong giai đoạn não bộ của trẻ ở trong thời kỳ phát triển vàng (3 tháng cuối thai kỳ đến 2 tuổi), việc bổ sung đúng hàm lượng DHA và ARA theo khuyến nghị của WHO/FAO có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển não bộ của trẻ, đặc biệt là sự kết nối của các tế bào thần kinh.

Ở lứa tuổi này, hàm lượng khuyến nghị tối ưu mà các bé nên dung nạp là 17mg trên 100Kcal DHA và 34mg trên 100Kcal ARA. Ngoài sữa mẹ, cá hồi và trứng cũng là những thực phẩm giàu DHA và ARA. Tuy nhiên, các bé từ 0 đến 6 tháng tuổi chưa thể ăn được những thực phẩm này. Do vậy, sản phẩm dinh dưỡng có hàm lượng DHA và ARA đúng là một lựa chọn tốt cho bé trong giai đoạn này.
Choline
Choline là một chất dinh dưỡng có tác dụng gần giống vitamin và cần thiết cho chức năng hoạt động của tất cả các tế bào trong cơ thể. Dưỡng chất này đặc biệt cần thiết đối với khả năng học hỏi và trí nhớ bởi vì nó là thành phần của chất dẫn truyền thần kinh, giúp hình thành nên ống thần kinh.
Sắt, Iốt, đồng
Đây là các dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sự Myelin hóa. Trọng lượng não tăng lên là do kết quả của quá trình myelin hóa. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh, quan trọng nhất là sự myelin hóa các tổ chức thần kinh và biến đổi ở vỏ não. Quá trình myeline hóa mạnh nhất ở giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi và trọng lượng của não cũng tăng nhanh ở giai đoạn này. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hóa hoàn toàn. Chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển tinh thần và vận động như chậm biết đi, chậm biết nói và giảm khả năng nhận thức.
Một số vi chất quan trọng khác

Kẽm: Sao chép DNA, tổng hợp protein, hỗ trợ sự phân chia và tăng trưởng của tế bào, giúp tăng cường miễn dịch.
Vitamin B6: Tham gia cấu tạo các men trong quá trình chuyển hóa chất đạm và axít amin, tham gia vào quá trình tổng hợp chất truyền dẫn thần kinh.
Vitamin B12: Tham gia vào quá trình tạo máu, cần thiết cho quá trình phát triển và phân chia tế bào, tham gia vào quá trình tổng hợp vỏ myelin của sợi thần kinh.
Axít Folic: Quan trọng đối với sự phân chia và tăng trưởng của tế bào, hệ tạo máu và hệ thần kinh.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò rất quan trọng của DHA đối với trẻ nhỏ. Vì vậy năm 2010, FAO/WHO đã công nhận DHA là axit béo thiết yếu cho trẻ dưới 2 tuổi. Hàm lượng DHA cần thiết hằng ngày đối với trẻ 0 đến 6 tháng tuổi theo khuyến nghị của FAO/WHO là 17mg trên 100Kcal DHA và 34mg trên 100Kcal ARA. Hàm lượng đúng DHA sẽ giúp bé phát huy tối đa sức mạnh của trí não, cải thiện sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ chức năng miễn dịch của đường tiêu hóa và hạn chế các bệnh nhiễm trùng thông thường. |
Ngọc Bích