Kính gửi ban biên tập tòa soạn báo VNExpress cùng các bạn đọc!
- Hiện tại Cơ quan Kiểm Soát Không Lưu Việt Nam đang sử dụng hệ thống kiểm soát không lưu tân tiến nhất khu vực Châu Á. Các số liệu chuyến bay, đường bay đều được cập nhất và mã hóa tự động trong hệ thống máy vi tính hiện đại. Kiểm soát viên không lưu có thể theo dõi tất cả các chuyến bay đang hoạt động trong không phận Việt Nam cho dù đang làm việc tại ACC Hà Nội hay ACC Hồ Chí Minh ( ACC - Trung tâm điều hành bay đường dài).
Ý tưởng của anh Tuấn về đường bay vàng không phải là mới và rất dễ dàng thực hiện với sự trợ giúp của hệ thống kiểm soát không lưu hiện nay. Tuy vậy, ngành hàng không là một ngành đặc thù khác biệt với tất cả các ngành khác mà ở đó không phải lợi nhuận về kinh tế được đặt lên ở vị trí hàng đầu. Có thể được bay mới tiết kiệm được 9000 lít xăng, rút ngắn được 200 km cho mỗi chặng bay nhưng đó là ở trong tình trạng hoàn hảo 100% về an toàn, về hợp đồng làm việc giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, về an ninh hàng không và trong điều kiện thời tiết tốt. Với đường bay vàng mới, khu vực cắt qua Lào - Campuchia, rada của chúng ta có phủ đến hay không?
Về an ninh ai sẽ đảm bảo cho các chuyến bay này khi bay qua không phận nước ngoài? Nếu xảy ra các tình huống cần sự can thiệp quân sự thì phương án can thiệp ra sao? hiệp đồng với các nước bạn thế nào? Khi xảy ra các tình huống khẩn nguy hoặc máy bay bị tai nạn thì việc tìm sẽ như thế nào? Đó là về mặt an ninh, về mặt kinh tế, không phải chúng ta lấy bút và thước ra kẻ 1 đường thẳng và muốn bay là bay, khi bay vào không phận nước bạn chúng ta phải trả tiền cho mỗi phút bay trên không phận của nước bạn.
Vậy chi phí cho mỗi phút bay đó là bao nhiêu? Đó là các câu hỏi tôi muốn hỏi ông Trần Đình Bá rằng liệu ông đã tìm hiểu và suy nghĩ kỹ khi đưa ra lời thách thức 5 triệu USD. Xin nhớ 1 tai nạn máy bay xảy ra ít nhất có 100 người thiệt mạng vậy 5 triệu USD của ông có đủ đánh đổi cho những sinh mạng ấy hay không?