Sau khi đọc bài "Đề nghị điều tra việc 'trả tiền lẻ', gây rối ở trạm BOT quốc lộ 5", tôi có thắc mắc như sau:
Thứ nhất: Việc tài xế dùng tiền lẻ loại 200, 500, 1.000 đồng để trả phí khi qua trạm BOT số 1 trên quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm - Hưng Yên) nhằm phản đối mức phí cao, gây ùn tắc giao thông có bị xem là tội gây rối và vi phạm luật không?
Thứ hai: Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính (Vidifi) - đơn vị quản lý hai trạm thu phí quốc lộ 5 gửi văn bản đề nghị Tổng cục An ninh điều tra các cá nhân, tập thể về việc "trả tiền lẻ" có hợp lý? Vì đây là giao dịch dân sự.
* Video: Tài xế dùng tiền lẻ phản đối thu phí trên quốc lộ 5
Quốc lộ 5 dài hơn 100 km đã được đại tu, mở rộng nâng cấp từ năm 1998. Hiện phần lớn các công trình mặt đường, các công trình phụ trợ đã xuống cấp và đều đã quá thời hạn đại tu, dự kiến cần đầu tư sửa chữa từ 2.500 – 3.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105 km cũng do Vidifi đầu tư, thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2015. Theo Kiểm toán Nhà nước, thời gian thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 5 là 28 năm 8 tháng 27 ngày, sau đó đơn vị quản lý sẽ bàn giao cả 2 đường cho Nhà nước. |
> Xem thêm: Hàng chục ôtô chặn cầu Bến Thủy phản đối thu phí