Tay phải cầm máy dò kim loại, tay trái vác cuốc, ông Nguyễn Văn Lính chậm rãi di chuyển qua từng hốc đất khô ở Khu đô thị Thủ Thiêm để tìm phế liệu, sáng 30/11. Chiếc máy được mua lại cách đây một năm với giá 700.000 đồng, có thể phát hiện sắt thép trong phạm vi một mét.
"Trước, tôi làm nghề lặn tìm kim loại dưới sông Sài Gòn. Khoảng năm 2010, khi khu vực Thủ Thiêm bắt đầu giải toả, tôi chuyển lên tìm sắt vụn trên bờ", người đàn ông 65 tuổi kể.
Vốn là dân Thủ Thiêm, khi nhà giải tỏa, ông Lính sang huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) mua đất cất nhà. Nặng lòng với mảnh đất cũ, ông bám trụ mưu sinh ở đây. "Trước đây ngày nào tôi cũng đi phà Cát Lái sang đây mưu sinh, cả đi về chắc 35 km. Gần nửa năm nay dịch nên tôi tạm thời không về nhà mà dựng chòi ở lại một thời gian cho ổn rồi tính tiếp", ông nói.
Tay phải cầm máy dò kim loại, tay trái vác cuốc, ông Nguyễn Văn Lính chậm rãi di chuyển qua từng hốc đất khô ở Khu đô thị Thủ Thiêm để tìm phế liệu, sáng 30/11. Chiếc máy được mua lại cách đây một năm với giá 700.000 đồng, có thể phát hiện sắt thép trong phạm vi một mét.
"Trước, tôi làm nghề lặn tìm kim loại dưới sông Sài Gòn. Khoảng năm 2010, khi khu vực Thủ Thiêm bắt đầu giải toả, tôi chuyển lên tìm sắt vụn trên bờ", người đàn ông 65 tuổi kể.
Vốn là dân Thủ Thiêm, khi nhà giải tỏa, ông Lính sang huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) mua đất cất nhà. Nặng lòng với mảnh đất cũ, ông bám trụ mưu sinh ở đây. "Trước đây ngày nào tôi cũng đi phà Cát Lái sang đây mưu sinh, cả đi về chắc 35 km. Gần nửa năm nay dịch nên tôi tạm thời không về nhà mà dựng chòi ở lại một thời gian cho ổn rồi tính tiếp", ông nói.
Khi máy phát hiện ra kim loại trong lòng đất, ông Lính nhanh chóng dùng cuốc đào xới giữa trưa nắng. Không phải lúc nào máy cũng chuẩn xác, có khi ông đào vã mồ hôi chỉ được mấy mẩu sắt nhỏ hoặc không có gì.
Khi máy phát hiện ra kim loại trong lòng đất, ông Lính nhanh chóng dùng cuốc đào xới giữa trưa nắng. Không phải lúc nào máy cũng chuẩn xác, có khi ông đào vã mồ hôi chỉ được mấy mẩu sắt nhỏ hoặc không có gì.
Ông Lính tuốt sạch bùn đất bám trên sắt cho mau khô. Cả khu này, ngoài ông còn có khoảng 5-6 người cũng làm công việc này.
Ông Lính tuốt sạch bùn đất bám trên sắt cho mau khô. Cả khu này, ngoài ông còn có khoảng 5-6 người cũng làm công việc này.
Vác thanh sắt nặng hơn chục cân về nơi tập kết, ông Lính nói: "Công việc này không phải đi nhiều nơi như nhặt ve chai mà thu nhập cũng ổn hơn".
Vác thanh sắt nặng hơn chục cân về nơi tập kết, ông Lính nói: "Công việc này không phải đi nhiều nơi như nhặt ve chai mà thu nhập cũng ổn hơn".
15h, ông chở phế liệu về điểm tập kết, cách công trình khoảng 500 m. Với ông, đây là một ngày khá may mắn khi tìm được vài chục kg sắt, có nhiều thanh to dài, bù cho những ngày không kiếm được gì.
15h, ông chở phế liệu về điểm tập kết, cách công trình khoảng 500 m. Với ông, đây là một ngày khá may mắn khi tìm được vài chục kg sắt, có nhiều thanh to dài, bù cho những ngày không kiếm được gì.
Số sắt vụn sau khi khô bùn đất, ông dùng búa để đập vụn phần bêtông bám trong lòng ống. Công việc này mất nhiều sức, nhiều đoạn dài phải dùng cưa cắt. Ông Lính đập sắt từ chiều đến tối mịt mỗi ngày trước khi đem bán cho vựa phế liệu.
Số sắt vụn sau khi khô bùn đất, ông dùng búa để đập vụn phần bêtông bám trong lòng ống. Công việc này mất nhiều sức, nhiều đoạn dài phải dùng cưa cắt. Ông Lính đập sắt từ chiều đến tối mịt mỗi ngày trước khi đem bán cho vựa phế liệu.
Nhiều năm gắn bó với nghề cực nhọc này bàn tay ông chai sạn, lúc nào cũng bám bùn đất. "Những mảnh kim loại sắc nhọn, gỉ sét rất nhiều lần cứa vào tay, chân ứa máu, dễ gây nhiễm trùng", ông nói.
Nhiều năm gắn bó với nghề cực nhọc này bàn tay ông chai sạn, lúc nào cũng bám bùn đất. "Những mảnh kim loại sắc nhọn, gỉ sét rất nhiều lần cứa vào tay, chân ứa máu, dễ gây nhiễm trùng", ông nói.
Tuần một lần, bà Lan (chủ vựa ve chai) cùng chồng lại đi thu mua sắt vụn của ông Lính. Hiện mỗi cân sắt bà mua 9.000 đồng. Với giá trên, một tuần ông có thể kiếm khoảng 1,3 triệu đồng.
Cạnh đó là túp lều nhỏ, dựng bằng bạt và ít gỗ vụn trên một ống cống, nơi ông tá túc nửa năm nay khi Covid-19 bùng phát. Đồ dùng cá nhân cho cuộc sống tạm bợ chỉ có mấy bộ quần áo, đáng giá nhất là chiếc xe máy cũ.
Tuần một lần, bà Lan (chủ vựa ve chai) cùng chồng lại đi thu mua sắt vụn của ông Lính. Hiện mỗi cân sắt bà mua 9.000 đồng. Với giá trên, một tuần ông có thể kiếm khoảng 1,3 triệu đồng.
Cạnh đó là túp lều nhỏ, dựng bằng bạt và ít gỗ vụn trên một ống cống, nơi ông tá túc nửa năm nay khi Covid-19 bùng phát. Đồ dùng cá nhân cho cuộc sống tạm bợ chỉ có mấy bộ quần áo, đáng giá nhất là chiếc xe máy cũ.
Mỗi tháng kiếm được gần 6 triệu đồng, ông Lính chỉ tiêu một phần nhỏ, còn lại gửi về quê. Ông có 4 người con (2 trai, 2 gái) đều đã lập gia đình, cũng chỉ làm lao động phổ thông nên cuộc sống còn nhiều khó khăn.
"Các con đều còn cả gia đình phải chăm lo trong khi mình vẫn còn sức khoẻ, tự lo được bản thân nên không muốn chúng phải bận lòng", ông lão nói.
Mỗi tháng kiếm được gần 6 triệu đồng, ông Lính chỉ tiêu một phần nhỏ, còn lại gửi về quê. Ông có 4 người con (2 trai, 2 gái) đều đã lập gia đình, cũng chỉ làm lao động phổ thông nên cuộc sống còn nhiều khó khăn.
"Các con đều còn cả gia đình phải chăm lo trong khi mình vẫn còn sức khoẻ, tự lo được bản thân nên không muốn chúng phải bận lòng", ông lão nói.
Suốt thời gian giãn cách xã hội, ông Lính đến con rạch gần đó đặt lú bắt cá, hái rau dại nấu ăn qua ngày. Có thêm gạo, rau củ từ nhà hảo tâm giúp ông sống qua mùa dịch.
Khi thành phố bình thường mới, ông chuyển sang ăn cơm bụi. Buổi chiều vẫn ra rạch đặt lú, được bao nhiêu cá thì bán cho công nhân quanh đó, kiếm thêm thu nhập.
Suốt thời gian giãn cách xã hội, ông Lính đến con rạch gần đó đặt lú bắt cá, hái rau dại nấu ăn qua ngày. Có thêm gạo, rau củ từ nhà hảo tâm giúp ông sống qua mùa dịch.
Khi thành phố bình thường mới, ông chuyển sang ăn cơm bụi. Buổi chiều vẫn ra rạch đặt lú, được bao nhiêu cá thì bán cho công nhân quanh đó, kiếm thêm thu nhập.
Màn đêm buông xuống, ông Lính lại chui vào túp lều 3 m2, thắp nến ngồi lặng lẽ trước khi chìm vào giấc ngủ.
"Ở đây cuộc sống hiu quạnh lắm nhưng được cái bình yên, tự do. Tôi sẽ ở tạm chòi thêm một thời gian nữa, chờ mong dịch bệnh giảm nữa nữa thì về nhà đoàn tụ cùng gia đình", ông nói.
Màn đêm buông xuống, ông Lính lại chui vào túp lều 3 m2, thắp nến ngồi lặng lẽ trước khi chìm vào giấc ngủ.
"Ở đây cuộc sống hiu quạnh lắm nhưng được cái bình yên, tự do. Tôi sẽ ở tạm chòi thêm một thời gian nữa, chờ mong dịch bệnh giảm nữa nữa thì về nhà đoàn tụ cùng gia đình", ông nói.
Quỳnh Trần