Sân bay dã chiến Phượng Hoàng (xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, Kon Tum) do Mỹ xây dựng trước năm 1972 nhằm phục vụ chiến tranh. Sau giải phóng, sân bay không còn hoạt động, chỉ còn lại phần đường băng dài khoảng 3 km, nằm bên cạnh Quốc lộ 14.
Hơn 10 năm nay, người dân trong khu vực dùng đường băng để phơi cà phê và các nông sản khác. "Ở đây bằng phẳng, rộng rãi lại sạch sẽ, ít xe cộ đi lại nên bà con tận dụng để sản xuất nông nghiệp, đỡ phải phơi ngoài quốc lộ", ông Nguyễn Quốc Hùng (thôn 1, xã Tân Cảnh) cho biết.
Sân bay dã chiến Phượng Hoàng (xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, Kon Tum) do Mỹ xây dựng trước năm 1972 nhằm phục vụ chiến tranh. Sau giải phóng, sân bay không còn hoạt động, chỉ còn lại phần đường băng dài khoảng 3 km, nằm bên cạnh Quốc lộ 14.
Hơn 10 năm nay, người dân trong khu vực dùng đường băng để phơi cà phê và các nông sản khác. "Ở đây bằng phẳng, rộng rãi lại sạch sẽ, ít xe cộ đi lại nên bà con tận dụng để sản xuất nông nghiệp, đỡ phải phơi ngoài quốc lộ", ông Nguyễn Quốc Hùng (thôn 1, xã Tân Cảnh) cho biết.
Khoảng tháng 11, mùa thu hoạch cà phê rộn ràng, mỗi ngày hàng chục tấn trái tươi được mang ra sân bay Phượng Hoàng. Người dân cho biết, sản lượng năm nay thấp hơn so với năm ngoái. Họ tự thỏa thuận về khoảng diện tích phơi tùy theo sản lượng mỗi nhà thu được.
Khoảng tháng 11, mùa thu hoạch cà phê rộn ràng, mỗi ngày hàng chục tấn trái tươi được mang ra sân bay Phượng Hoàng. Người dân cho biết, sản lượng năm nay thấp hơn so với năm ngoái. Họ tự thỏa thuận về khoảng diện tích phơi tùy theo sản lượng mỗi nhà thu được.
Trước khi thu hoạch bà con cùng dọn dẹp rác, bụi đoạn đường băng sẽ phơi. "Từng hộ cũng dựng chòi ở tạm để trông xuyên đêm nhằm hạn chế tình trạng xúc trộm cà phê", ông Cao Văn Luận (thôn 3) cho biết.
Trước khi thu hoạch bà con cùng dọn dẹp rác, bụi đoạn đường băng sẽ phơi. "Từng hộ cũng dựng chòi ở tạm để trông xuyên đêm nhằm hạn chế tình trạng xúc trộm cà phê", ông Cao Văn Luận (thôn 3) cho biết.
Những chiếc chòi được dựng đơn giản, hoàn thành trong một ngày. Người phơi mang theo chăn, màn, giường, nước uống... để sống "dã chiến" tại sân bay trong suốt mùa thu hoạch cà phê.
Những chiếc chòi được dựng đơn giản, hoàn thành trong một ngày. Người phơi mang theo chăn, màn, giường, nước uống... để sống "dã chiến" tại sân bay trong suốt mùa thu hoạch cà phê.
Mỗi nhà lại có thời gian thu hoạch khác nhau tùy vào sản lượng và thời điểm trái chín. Trời chiều, từng bao tải cà phê loại 70 kg được anh Nguyễn Văn Bá (40 tuổi) thảy xuống sân bay để phơi.
"Năm nay quả chín khá trễ nên khi bà con trong xã thu gần xong thì tôi mới bắt đầu. Cả nhà chỉ thu được 26 tấn nên chắc phơi độ chục ngày thì trái khô, đủ tiêu chuẩn bán", anh Bá nói.
Mỗi nhà lại có thời gian thu hoạch khác nhau tùy vào sản lượng và thời điểm trái chín. Trời chiều, từng bao tải cà phê loại 70 kg được anh Nguyễn Văn Bá (40 tuổi) thảy xuống sân bay để phơi.
"Năm nay quả chín khá trễ nên khi bà con trong xã thu gần xong thì tôi mới bắt đầu. Cả nhà chỉ thu được 26 tấn nên chắc phơi độ chục ngày thì trái khô, đủ tiêu chuẩn bán", anh Bá nói.
Giống cà phê người dân ở đây trồng chủ yếu là Robusta. Từ khi hái đến lúc phơi khô phải ít nhất nửa tháng. "Nếu trời mưa hoặc mật độ quả rải dày thì lâu hơn. Ngày nào mọi người cũng ra trông, dọn lá, đảo trái liên tục từ sáng đến chiều", bà Dương Thị Duyên chia sẻ.
Giống cà phê người dân ở đây trồng chủ yếu là Robusta. Từ khi hái đến lúc phơi khô phải ít nhất nửa tháng. "Nếu trời mưa hoặc mật độ quả rải dày thì lâu hơn. Ngày nào mọi người cũng ra trông, dọn lá, đảo trái liên tục từ sáng đến chiều", bà Dương Thị Duyên chia sẻ.
Sau khi phơi xong, họ tiến hành thuê máy để tách vỏ hạt cà phê ngay tại sân bay. Cả trẻ em cũng theo gia đình ra sân bay phụ cha mẹ thu hoạch. Nhiều nhà có sản lượng lớn phải thuê thêm nhân công phụ việc.
Sau khi phơi xong, họ tiến hành thuê máy để tách vỏ hạt cà phê ngay tại sân bay. Cả trẻ em cũng theo gia đình ra sân bay phụ cha mẹ thu hoạch. Nhiều nhà có sản lượng lớn phải thuê thêm nhân công phụ việc.
"Tôi đầu tư 20 triệu đồng mua máy tách vỏ cà phê để phục vụ nhu cầu nông dân. Trung bình cứ năm cân trái tươi thì được một ký nhân. Mỗi ngày nhóm tôi tách khoảng 7 tấn cà phê, thu nhập cũng được hơn hai triệu đồng", ông Nguyễn Văn Đóa (50 tuổi) cho biết.
"Tôi đầu tư 20 triệu đồng mua máy tách vỏ cà phê để phục vụ nhu cầu nông dân. Trung bình cứ năm cân trái tươi thì được một ký nhân. Mỗi ngày nhóm tôi tách khoảng 7 tấn cà phê, thu nhập cũng được hơn hai triệu đồng", ông Nguyễn Văn Đóa (50 tuổi) cho biết.
Trời tối, những chòi trông cà phê trên sân bay leo lét trong ánh đèn pin suốt đêm.
"Phần lớn thanh niên, đàn ông sẽ đảm nhận nhiệm vụ trông cà phê. Mỗi chòi thường có từ một đến hai người thay phiên nhau. Người trông gần như thức trắng, vì vậy mọi người hay uống trà đặc, nói chuyện rôm rả cả đêm", ông Hoàng Văn Thuấn chia sẻ.
"Phần lớn thanh niên, đàn ông sẽ đảm nhận nhiệm vụ trông cà phê. Mỗi chòi thường có từ một đến hai người thay phiên nhau. Người trông gần như thức trắng, vì vậy mọi người hay uống trà đặc, nói chuyện rôm rả cả đêm", ông Hoàng Văn Thuấn chia sẻ.
Bé Khải cũng theo gia đình ra chòi trông cà phê. Em mang theo cả sách vở, quần áo để sáng hôm sau đi học sớm.
Bé Khải cũng theo gia đình ra chòi trông cà phê. Em mang theo cả sách vở, quần áo để sáng hôm sau đi học sớm.
Giữa đêm, tiết trời vùng cao nguyên trở lạnh, bà con trong xã quây quần bên nhau trong ánh lửa bập bùng.
"Mùa thu hoạch thường diễn ra trong hơn một tháng, là thời điểm nhà nào cũng tất bật cả ngày. Để hạt cà phê đến tay người tiêu dùng, người nông dân phải vất vả nhiều lắm. Hiện giá nhân khoảng 35.000 đồng một cân, thấp hơn năm ngoái một xíu, hy vọng thời gian tới sẽ tăng hơn", ông Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.
Giữa đêm, tiết trời vùng cao nguyên trở lạnh, bà con trong xã quây quần bên nhau trong ánh lửa bập bùng.
"Mùa thu hoạch thường diễn ra trong hơn một tháng, là thời điểm nhà nào cũng tất bật cả ngày. Để hạt cà phê đến tay người tiêu dùng, người nông dân phải vất vả nhiều lắm. Hiện giá nhân khoảng 35.000 đồng một cân, thấp hơn năm ngoái một xíu, hy vọng thời gian tới sẽ tăng hơn", ông Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.
Quỳnh Trần